Sunday, May 18, 2014

Ngành VLXD: Ngắc ngoải tìm lối thoát

Trong bối cảnh ảm đạm chung của thị trường bất động sản (BĐS), ngành vật liệu xây dựng (VLXD) cũng đang vật lộn tìm cách tháo gỡ khó khăn.

 

Thế nhưng, bế tắc đầu ra, ngặt nghèo về vốn cộng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường đang đẩy nhiều doanh nghiệp xi măng, thép… đến bờ vực phá sản.

Tiêu thụ chậm, hàng tồn cao

Kể từ đầu năm 2011, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế và sự ảm đạm trên thị trường BĐS, các doanh nghiệp ngành VLXD phải đối mặt với vô vàn áp lực. Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tính đến giữa tháng 9, tổng lượng tồn kho của thép xây dựng lên đến 400.000 tấn và phôi thép 520.000 tấn, gấp đôi so với mức dự trữ bình quân hàng tháng của doanh nghiệp thép.

Hiện nhiều nhà máy thép chỉ vận hành 50-60% công suất, thậm chí ngừng sản xuất để hạn chế thua lỗ. Với lượng tồn kho này, lãi doanh nghiệp phải trả hàng tháng gần 150 tỷ đồng. Tương tự doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đang chật vật tìm cách giải phóng hàng.

Theo dự báo từ nay đến cuối năm, khoảng 20% doanh nghiệp thép có thể sẽ bị phá sản. Do sức mua giảm mạnh trong 2 tháng gần đây, nhiều nhà máy thép buộc phải cắt giảm công suất đáng kể và các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có khả năng bị phá sản trước nhất. Điều này đã được hiệp hội cảnh báo vài năm trước, bây giờ các doanh nghiệp này mới bắt đầu thấm thía khi thép làm ra bán không được, công suất cắt giảm đến 50%, lâm vào thế bí trước áp lực lãi suất ngân hàng cao…(Ông Nguyễn Tiến Nghị, Phó Chủ tịch VSA)

Theo số liệu của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), hết tháng 9-2011, tổng lượng xi măng tiêu thụ mới đạt 14,53 triệu tấn so với mục tiêu 20,7 triệu tấn cả năm 2011 (tiêu thụ nội địa 19,55 triệu tấn, xuất khẩu 1,15 triệu tấn).

Hiện nay lượng xi măng và clinker tồn kho của Vicem vào khoảng 2 triệu tấn. Nhiều nhà máy sản xuất thép và xi măng hoạt động cầm chừng, chỉ 20% trên dưới công suất, thậm chí nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất dù chưa tuyên bố phá sản.

Trong tháng 8, trừ 3 doanh nghiệp là Tam Điệp, Bút Sơn và Bỉm Sơn, các doanh nghiệp còn lại thuộc Vicem đều không đạt chỉ tiêu về doanh số tiêu thụ. Một số doanh nghiệp thép khá nổi tiếng như Vạn Lợi, Thép Đình Vũ (Hải Phòng), CTCP luyện thép Sông Đà, CTCP thép Cửu Long Vinashin… cũng đều ở trong tình cảnh “ngắc ngoải”, phải tạm ngưng sản xuất.

Các VLXD khác như cát, sỏi, đá ốp lát, trang trí nội thất, bê tông… cũng chung số phận. Theo thống kê của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, lượng gạch ốp lát tồn kho đã lên tới hơn 30 triệu m2 dù các nhà máy chỉ chạy khoảng 70% công suất. Hội VLXD Việt Nam cũng cho biết một số nhà máy bê tông tồn kho lên tới hàng tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Trung, Tổng thư ký Hiệp hội Kính Việt Nam, cho biết năm nay lượng kính tồn kho gấp 2 lần năm 2010, giá bán tụt giảm tới 48% trong vòng 5 tháng trở lại đây. Hiệp hội Kính có 120 hội viên, chỉ vài hội viên có lãi còn đa số hòa và lỗ vốn. Trên thực tế, các doanh nghiệp ngành VLXD đang trải qua thời kỳ khủng hoảng kéo dài nhất từ trước đến nay.

Trong nhiều tháng qua, các cửa hàng kinh doanh VLXD tại Hà Nội, TPHCM luôn trong tình trạng ế ẩm. Giá VLXD thời gian qua hầu như không tăng nhưng vẫn rất ít người mua. Tuy nhiên, điều đáng báo động hiện nay là các doanh nghiệp thép đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, đầu tư manh mún, tiêu tốn điện nhiều, chất lượng sản phẩm thấp…

Nguy cơ hiển hiện

Đói vốn là biểu hiện dễ thấy ở tất cả doanh nghiệp VLXD thời điểm này. Cách đây vài tháng, trong cuộc họp với Bộ Xây dựng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Lê Văn Chung, từng bức xúc: “Đi vay lúc này cũng chỉ là để nấu cháo ăn qua bữa. Lợi nhuận chỉ vài phần trăm làm sao có tiền để trả lãi trên 20%. Thắt chặt tín dụng mà dẫn đến sản xuất đình đốn thì không hợp lý.

Nếu siết đến mức các đơn vị sản xuất, kinh doanh đổ bể, ngân hàng cũng không thể đòi được nợ. Tổng công ty Xi măng là một đơn vị sản xuất thực sự nhưng lợi nhuận chỉ khoảng 2-3%. Nếu tính lợi nhuận trên tổng vốn bỏ ra 12.000 tỷ đồng, coi như doanh nghiệp không có lãi”.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp xi măng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt khi thừa công suất. Theo dự báo của ông Lê Văn Chung, tiêu thụ xi măng sẽ còn căng thẳng vì thời gian tới nguồn cung xi măng trên thị trường vẫn tiếp tục tăng. Riêng trong năm 2011 toàn ngành xi măng sẽ có thêm 11 dự án mới được đưa vào hoạt động, tức lượng xi măng dư thừa năm nay dự kiến 4-5 triệu tấn và vào năm 2012 sẽ xấp xỉ 8 triệu tấn.

Theo dự báo, lượng tiêu thụ xi măng mỗi năm tăng khoảng 10%. Nhưng với tốc độ sụt giảm của thị trường như hiện nay, dự báo này trở thành lạc hậu. Bởi tháng 7-2010 lượng tiêu thụ xi măng cả nước hơn 4 triệu tấn, còn tháng 7-2011 chỉ tiêu thụ được 3,7 triệu tấn, bằng 67% so với tháng 3 cùng năm. Khó khăn nữa của ngành thép là ngân hàng rất ngại cho doanh nghiệp thép vay vốn. Theo đó, trước đây doanh nghiệp vay thế chấp chính bằng hàng hóa nay ngân hàng yêu cầu phải có thêm tài sản khác đảm bảo.

Tính đến nay, tổng công suất thép xây dựng cả nước khoảng 9 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tháng 6 và tháng 7, mức tiêu thụ thép xây dựng mỗi tháng tối đa khoảng 300.000 tấn/tháng, dưới 50% công suất hiện tại của toàn ngành.

Điều này đang khiến nhiều doanh nghiệp thép “hoảng” khi dự kiến đến năm 2015, cả nước chỉ cần khoảng 15 triệu tấn thép và năm 2020 là 20 triệu tấn thép, trong khi tổng công suất thiết kế của các dự án lên tới 26 triệu tấn/năm, chưa kể dự án 5 triệu tấn của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam tại Hà Tĩnh, dự án thép tấm cán nóng Bà Rịa - Vũng Tàu (Tổng công ty Thép Việt Nam mua lại của Tập đoàn Essar) 2 triệu tấn/năm

 

 
Tầm nhìn quy hoạch?

Không khó để “bắt bệnh” thị trường VLXD Việt Nam. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên do để kiềm chế lạm phát, Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết khiến thị trường BĐS rơi vào tình trạng đóng băng.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do quy hoạch ngành VLXD như thép, xi măng bất hợp lý. Tình trạng các địa phương - dù không có lợi thế - nhưng vẫn đua nhau mời gọi đầu tư xây dựng nhà máy xi măng, thép. Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến nay trong 65 dự án thép có công suất thiết kế từ 100.000 tấn/năm trở lên, có tới 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tập trung ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương...

Trong số này có hơn 20 dự án là địa phương cấp sai thẩm quyền… Còn câu chuyện về “vỡ” quy hoạch xi măng dường như quá quen thuộc, đã được đề cập nhiều từ vài năm trước.

Như vậy có thể thấy, việc phá vỡ quy hoạch VLXD và những hệ lụy mà nó mang lại, đặc biệt với ngành thép, xi măng rất rõ ràng. Sau giai đoạn “đói góp”, thời điểm “no dồn” lại gặp phải khó khăn về kinh tế nên các doanh nghiệp lao đao. Mặt khác, trong khi tình hình xuất khẩu không mấy khả quan, nhiều sản phẩm dư thừa công suất gấp đôi so với nhu cầu nhưng nhiều sản phẩm lại phải nhập khẩu với số lượng lớn như thép tấm, thép cuộn cán nóng… khiến cho ngành mất cân đối nghiêm trọng.

Hiện doanh nghiệp ngành thép cũng đang đối diện với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia. Rõ ràng, lúc này, cuộc khủng hoảng thừa thép, xi măng đã không còn ở dạng “nguy cơ” mà đang hiện hữu, tác động tiêu cực đến chính các doanh nghiệp, đẩy ngành thép, xi măng và nhiều doanh nghiệp VLXD khác vào tình trạng khó khăn không lối thoát.

“Mặc dù chưa tuyên bố phá sản nhưng công ty gần như không hoạt động từ 2 tháng nay. Hiện lượng thép xây dựng tồn kho hàng chục nghìn tấn, vốn ứ ở đây nên không có tiền để trả tiền điện, tiền lãi… Chúng tôi thực sự chưa biết xoay ra sao”- một doanh nghiệp thép ở Hải Phòng cho biết. Cũng theo doanh nghiệp này, nếu Nhà nước không sớm nới tín dụng, không hạn chế nhập khẩu… đến cuối năm nay sẽ có hàng loạt doanh nghiệp phá sản.

Hiện các doanh nghiệp sản xuất VLXD chỉ còn biết trông chờ vào dấu hiệu khởi sắc của thị trường BĐS và chi phí đầu vào sẽ giảm bớt khi có chủ trương giảm lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên triển vọng thị trường còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ.

 


Ngành VLXD: Ngắc ngoải tìm lối thoát

Nhà phân phối sơn TOA giá gốc của đại lý tại TPHCM

Nhà phân phối sơn TOA giá gốc của đại lý tại TPHCM, nhà phân phối sơn toa cấp 1 chuyên kinh doanh mua bán sơn toa, sơn nước toa giá rẽ, hàng chính hãng giá sơn toa cạnh tranh, cửa hàng bán sơn toa, báo giá sơn toa, sơn công nghiệp toa,

 

Sơn lót chống kiềm SuperShield
Sơn lót chống kiềm ngoại thất cao cấp
Sơn lót Chống kiềm SuperShield là loại sơn lót đặc biệt chuyên dùng để sơn lót công trình mới nơi dễ bị kiềm hóa, thấm nước về lâu dài sẽ gây ra những sự cố cho hệ thống sơn phủ.
Loại : Sơn nước
Sử dụng : Ngoại thất
Hệ thống sơn : Sơn lót
Đặc điểm :
Sơn lót Chống kiềm SuperShield được làm từ nhựa Acrylic nên có độ bám dính tuyệt vời. Sơn lót Chống kiềm SuperShield có khả năng chống kiềm hóa, chống loang muối, chống thấm tốt cho các bề mặt mới như: hồ vữa, cement, bêtông ngoài ra còn chứa chất kiểm soát chống lại sự phát triển rêu mốc. Sơn lót Chống kiềm SuperShield không chứa chì và thủy ngân.

Sử dụng : Sơn lót Chống kiềm SuperShield thích hợp cho việc sơn trên các bề mặt: bê tông, xi măng, gạch

 

làm từ gỗ nơi mà nét đẹp tự nhiên của các thớ gỗ, vân gỗ là yếu tố quan trọng.
Đặc điểm : Dầu Bóng Thơm TOA (T-5000) tạo màng sơn bóng đẹp lộng lẫy, lấp lánh, dễ thi công, khô nhanh, giữ nguyên nét đẹp của vân gỗ.

Sử dụng : Thích hợp cho việc sơn trên các bề mặt gỗ, mây tre đan.

Hệ thống sơn lót : Áp dụng trực tiếp không cần sơn lót

Bao bì : 850ml và 3.5L
 

 

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ :

Hồ Diệu  - Phòng kinh doanh

CTY TNHH TM DV DECO

Tel: 0163-588-1179 – 08 5446 5599

Fax :  08.5446 2559

Web : http://www.decoplaza.vn/

Gmail : hodieu2909@gmail.com                                      

 

 


Nhà phân phối sơn TOA giá gốc của đại lý tại TPHCM

Đại lý chuyên cung cấp sơn TOA giá sỉ, lẻ tại TPHCM

Đại lý chuyên cung cấp sơn TOA, mua bán sơn toa, sơn nước toa giá rẽ, hàng chính hãng giá sơn toa cạnh tranh, cửa hàng bán sơn toa, báo giá sơn toa, sơn công nghiệp toa

 

Sơn nước TOA NanoClean
Tự tin lau chùi, kháng khuẩn tuyệt đối!
Sơn nước TOA NanoClean với Công nghệ kháng khuẩn - Hygienic Hybrid Nano giúp công trình luôn an toàn, sạch đẹp và bền lâu. Công nghệ Hygienic Hybrid Nano trong sơn nước nội thất cao cấp TOA NanoClean là công nghệ kết hợp các chức năng ưu việt giữa các phân tử Nano Fluoro Carbon - Giúp tự tin lau chùi, và phân tử Nano Silver - Giúp kháng khuẩn tuyệt đối.
Loại : Sơn nước
Sử dụng : Nội thất
Hệ thống sơn : Sơn phủ
Đặc điểm :
   • Nano Fluoro Carbon tạo thành 1 lớp màng bảo về chống thấm nước và dầu, giúp dễ dàng lau chùi vết bẩn.
   • Các hạt Nano Silver (bạc) tạo nên 1 lớp màng với những hạt Silver (Bạc) cực nhỏ và tương tác với các hạt khác làm tăng hiệu quả kháng khuẩn. Hạt Nano Silver (bạc) tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh, an toàn cho sức khoẻ, giúp môi trường trong lành đến 99.9%. 
   Ngoài ra, sơn nước TOA NanoClean còn có những tính năng đặc biệt khác như: bề mặt nhẵn mịn, chống rêu mốc, che lấp khe nứt nhỏ, dễ dặm vá hơn, độ phủ cao, độ che lấp tốt, mùi thơm dễ chịu và màu sắc bền lâu.

Sử dụng :
Sơn nước Nội thất Cao cấp TOA NanoClean thích hợp sử dụng các bề mặt bê tông, hồ vữa, xi măng, gạch nhói v.v… và đặc biệt sử dụng cho những nơi có yêu cầu cao về vệ sinh như: khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, bệnh xá, trung tâm chăm sóc y tế.

Hệ thống sơn lót :
   • Bề mặt mới : Sơn lót chống kiềm TOA NanoClean
   • Bề mặt cũ : Sơn lót gốc dầu 4 Seasons Contact Sealer

Sản phẩm liên quan :
   • Sơn lót chống kiềm TOA NanoClean
   • Sơn lót gốc dầu 4 Seasons Contact Sealer

 

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ :

Hồ Diệu  - Phòng kinh doanh

CTY TNHH TM DV DECO

Tel: 0163-588-1179 – 08 5446 5599

Fax :  08.5446 2559

Web : http://www.decoplaza.vn/

Gmail : hodieu2909@gmail.com                                      

 

 Luôn lấy chữ tín để Kinh Doanh


Đại lý chuyên cung cấp sơn TOA giá sỉ, lẻ tại TPHCM

Nhà phân phối sơn jotun giá rẻ, sỉ, lẻ tại TPHCM

Nhà phân phối sơn jotun giá rẻ, sỉ, lẻ tại TPHCM, báo giá sơn jotun , bảng giá sơn jotun, đại lý sơn jotun, nhà phân phối sơn jotun, cửa hàng sơn jotun, mua bán sơn jotun, sơn jotun giá rẻ, mua bán sơn jotun, công ty sơn jotun nauy, sơn tường jotun,,

Jotun penguard HB ( sơn chống rỉ epoxy 2 thành phần )

 

Đơn vị tính: Bộ / Lít

Màu sắc: Theo bảng màu

Giá bán: 177.500 VNĐ

 Mục đích sử dụng

Dùng làm lớp chống rỉ và/hay lớp trung gian để bảo vệ chống ăn mòn cho cấu trúc sắt thép và các bề mặt khác khi có yêu cầu cần loại sơn có thời gian khô để sơn lớp kế ngắn và/hay thời gian khô để vận chuyển/lắp ráp nhanh. Loại sơn này có thể ứng dụng cho hệ sơn 1 lớp hay kết hợp trong 1 hệ sơn nhiều lớp.

Chuẩn bị bề mặt


Bề mặt phải sạch, khô và không dính các tạp chất khác. Bề mặt phải được xử lý theo tiêu chuẩn ISO 8504.

Bề mặt thép chưa xử lý
Độ sạch: Phun hạt đạt tiêu chuẩn Sa 2½ (ISO-8501-1:1988). Độ nhám bề mặt: sử dụng hạt thổi thích hợp để đạt độ nhám cấp độ Fine tới Medium G (30-85 µm, Ry5) (ISO 8503-2) 

Bề mặt thép đã sơn lớp chống rỉ tạm thời
Bề mặt sơn lót chống rỉ tạm thời thích hợp phải sạch, khô và không bị hư hại.

Bề mặt sơn cũ
Lớp sơn chống rỉ thích hợp phải sạch, khô và không bị hư hại. Xin liên lạc với Jotun để được tư vấn thêm.

Các loại bề mặt khác
Loại sơn này còn có thể sử dụng trên các loại bề mặt khác. Xin liên lạc với văn phòng Jotun để biết thêm chi tiết.

 

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ :

Hồ Diệu  - Phòng kinh doanh

CTY TNHH TM DV DECO

Tel: 0163-588-1179 – 08 5446 5599

Fax :  08.5446 2559

Web : http://www.decoplaza.vn/

Gmail : hodieu2909@gmail.com                                      

 Luôn lấy chữ tín để Kinh Doanh

 

Danh sách liên kết:

Báo giá sơn nước

Báo giá sơn dulux

Báo giá sơn Jotun

Báo giá sơn Epoxy

 

 


Nhà phân phối sơn jotun giá rẻ, sỉ, lẻ tại TPHCM

Công nghệ nano và ứng dụng công nghệ nano trong xây dựng

Cách đây hơn 40 năm, tại một hội nghị vật lý quốc tế lần đầu tiên các nhà khoa học nêu ra ý tưởng về dùng máy móc nhỏ để chế tạo ra máy móc nhỏ hơn và sắp xếp từng nguyên tử để tạo ra sản phẩm.

 

 Đây là giấc mơ sớm nhất của con người về công nghệ nano. Từ đó đến nay hàng loạt các phát minh quan trọng đã lần lượt xuất hiện: Kính hiển vi soi ngầm; ống cacbon nano; dùng điện trở di chuyển điện tử; công năng kỳ diệu của kim loại nano,... mở đường cho công nghệ nano (CNNN) phát triển.


 
CNNN là một công nghệ mới nhất, mới nổi lên từ thập kỷ 1980, nghiên cứu đặc tính và quy luật vận động của điện tử, nguyên tử, phân tử, cho phép xử lý vật chất, vật liệu với kích thước dưới 100 nanomét. Thế nhưng ảnh hưởng của danh từ khoa học công nghệ mới mẻ này đối với các ngành các nghề trên thế giới thì không còn nghi ngờ gì nữa. Năm 1999 CNNN từng bước đi vào thị trường với doanh số sản phẩm nano cả năm đạt 50 tỷ đô la. Thời đại của nano đang tiến đến.
Vật liệu nano (VLNN) là cơ sở của CNNN. Do bốn hiệu ứng về kích thước nhỏ, đường hầm lượng tử, bề mặt và mặt tiếp xúc nên VLNN có nhiều đặc tính về điện, từ, quang, nhiệt, cơ học, xúc tác và sinh học v.v.... rất mới mẻ kỳ lạ. Vì vậy CNNN được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: điện tử, máy móc, sinh học, xây dựng,... CNNN đã trở thành công nghệ cơ bản của thế kỷ 21. Có thể nói nó là một cuộc cách mạng kỹ thuật mới.
VLNN được phức hợp bằng hạt nano và một số vật liệu truyền thống đã trở nên quen thuộc, được sản xuất trên quy mô công nghiệp và thương phẩm hoá rộng rãi.
Có thể nêu ra một số ứng dụng của CNNN và VLNN trong lĩnh vực xây dựng như sau:

1. Ứng dụng VLNN trong lĩnh vực tường màn xây dựng:
- Kính cho thêm hạt nano của vật liệu nào đó sẽ có tính dẻo tốt và cường độ được nâng cao, khả năng xuyên sáng không bị ảnh hưởng, cản được tia tử ngoại, bức xạ sóng ngắn. Kính nano có thể thay thế kính truyền thống hoặc kính mạ tráng.
- Bột nano của một số vật liệu có thể dùng làm lớp sơn có khả năng tự làm sạch, không dính nước và dầu, chống bụi bẩn, chịu ma sát, chống gỉ, chống lão hoá. Nó có thể thay thế cho sơn tường màn hiện nay như florua cacbon tĩnh điện, mỡ polyamin, điện di,....
- Gốm sứ kết cấu nano có cường độ và tính dẻo cao gấp nhiều lần gốm sứ truyền thống, ngoài ra có tính năng chịu nhiệt, chịu ma sát, chống ăn mòn trong khi tỷ trọng chỉ bằng 2/5 sắt thép. Nó đã và đang được ứng dụng trong các ngành công nghiệp ở nhiều nước. Gốm sứ kết cấu nano và kính vi tinh thể nano sẽ thay thế đá tự nhiên trong lĩnh vực tường màn xây dựng.
- Nhôm cho thêm hạt nano của vật liệu nào đó sẽ có cường độ và tính dẻo tăng gấp hai lần. Đây là công nghệ quan trọng được các doanh nghiệp sản xuất tấm nhôm và vật liệu nhôm tường màn xây dựng áp dụng để nâng cao tính năng sản phẩm.
- Chất dẻo phức hợp nano có cường độ và tính dẻo tương đương thép, trong khi nó dễ gia công hơn thép, lại có khả năng chống tĩnh điện, cản tia tử ngoại, khó bị lão hoá, v.v... Hiện nay chất dẻo phức hợp nano đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại Trung Quốc và nhiều nước khác. Cửa và tường màn xây dựng bằng chất dẻo phức hợp nano rất có thể sẽ thay thế cửa chất dẻo và cửa nhôm truyền thống.
- Vật liệu cách nhiệt nano, keo kết cấu silicon nano, keo dán nano v.v... nâng cao các tính năng của tường màn xây dựng.
Vật liệu phức hợp nano và CNNN sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới vật liệu hình nhôm, tấm nhôm, kính, vật liệu hình chất dẻo, đá tự nhiên, gốm sứ, keo dán, keo kết cấu, v.v... trong ứng dụng vào tường màn xây dựng.

2. Ứng dụng công nghệ nano vào khuôn đúc vật liệu xây dựng:
Trong kỹ thuật chế tạo khuôn đúc hiện nay, kỹ thuật cắt bằng tia lửa điện cho hiệu quả cao tuy vậy không được ứng dụng rộng rãi do không phù hợp với khuôn đúc bằng thép thông thường, khuôn đúc gốm sứ, khuôn rót nhựa,... Vì vậy, cần phải phát triển ngành sản xuất khuôn đúc. Nếu dùng VLNN làm khuôn đúc thì có thể giải quyết được những khó khăn kỹ thuật khó khắc phục khi chế tạo trước đây như nứt chân chim, biến dạng v.v... khuôn không bị rạn nứt trong quá trình thi công. Khuôn đúc bằng VLNN sẽ có độ dẻo nhỏ, độ cứng, độ sáng bóng bề mặt cao, tuổi thọ và độ chính xác của khuôn đúc tăng.
Áp dụng CNNN có thể dùng khuôn đúc để sản xuất các linh kiện tinh xảo với độ chính xác cao, thể tích nhỏ, bề mặt linh kiện nhẵn bóng, không đòi hỏi gia công tinh.

3. Ứng dụng CNNN trong sản xuất sơn xây dựng kiểu mới:
Những nhược điểm của sơn xây dựng truyền thống như: Tính chống ô nhiễm bên ngoài kém; không bền màu; kém chịu tác động của khí hậu; bay hơi nhiều chất hữu cơ làm ô nhiễm không khí sẽ được khắc phục nhờ ứng dụng CNNN.
VLNN nâng cao tính chịu tác động khí hậu của sơn. Những nghiên cứu thử nhiệm cho thấy ôxit titan có thể cản tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời, do vậy đưa VLNN đã qua xử lý vào sơn có thể nâng cao độ cứng của màng sơn, sự bền chắc, tính ổn định... của sơn, từ đó nâng cao tính chịu tác động khí hậu.
VLNN giúp cho sơn bền màu hơn. Các màu sắc của sơn không thể tách rời yếu tố tạo màu là vữa màu. Vữa màu hữu cơ có màu sắc phong phú, ứng dụng rộng rãi. Việc cho thêm VLNN ổn định ánh sáng vào vữa màu hữu cơ sẽ giúp vữa màu không bị thay đổi màu sắc, giữ cho màu luôn tươi sáng, phát huy đầy đủ tính gợi cảm của sơn.
VLNN nâng cao khả năng chống bẩn và chống thấm của sơn. Cho thêm VLNN vào sơn xây dựng truyền thống thì tính năng này sẽ tăng gấp nhiều lần. Nước sẽ đọng thành giọt nhỏ rồi nhanh chóng chảy tuột đi trên bề mặt sơn, như vậy tạp chất trong nước không bám lại trên bề mặt, giảm bớt ô nhiễm của nước đối với sơn.
VLNN giúp sơn bền chắc khi bị chà xát tẩy rửa. VLNN giúp tăng độ cứng màng sơn, kéo dài cường độ, tính năng chống thấm và chống dây bẩn của sơn nên số lần chịu tẩy rửa rất cao, có thể dùng nước cọ rửa vết bẩn trên bề mặt sơn.
VLNN tạo cho sơn công năng chống khuẩn. VLNN đã qua xử lý bề mặt kết hợp với nhựa axeton nguyên chất tạo nên loại sơn nano có khả năng diệt trực khuẩn đại tràng, cầu khuẩn, hiệu quả kháng khuẩn trong 24 giờ đạt tới 99,9%. Sơn làm sạch không khí trong phòng, thời gian kháng khuẩn của nó kéo dài đến 5 năm.
Ứng dụng VLNN là một trong những biện pháp nâng cao tính năng của vật liệu sơn truyền thống. Cần phải triệt để tận dụng các đặc tính của VLNN, ứng dụng chúng hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng VLNN trên quy mô công nghiệp, tạo điều kiện để CNNN phục vụ sự nghiệp xây dựng một cách thiết thực.

4. Ứng dụng VLNN trong công trình xây dựng:
Ngôi nhà đầu tiên ứng dụng CNNN được xây dựng tại thành phố Sydney (Ôxtrâylia) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức thương mại và phi thương mại trên thế giới. Ngôi nhà có khả năng tự bảo dưỡng, môi trường hoạt động có năng suất cao và chi phí bảo trì thấp. Mái nhà bằng kim loại được sơn phủ thêm lớp vật liệu nano có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ của nó để cân bằng môi trường khí hậu trong nhà.
Tương tự như vậy, các bức tường đều được gắn cảm biến nano do vậy nhiệt độ phòng có khả năng tự điều chỉnh tăng giảm tuỳ theo thời tiết. Bề mặt bệ bếp được làm bằng ôxit titan khi bị bẩn sẽ tự làm sạch ngoài ra còn có thể ngăn chặn vi khuẩn nấm mốc. Gạch men phòng tắm được phủ lớp vật liệu nano chống sự đóng váng của bọt xà phòng. Các bộ phận kết cấu được lắp linh kiện cảm ứng để giám sát khả năng chịu lực, sự biến dạng, lún, nứt rạn, ăn mòn.... giúp xử lý chúng kịp thời.
Hệ thống chất dẻo nano gồm 4 lớp: Lớp trang trí ngoài cùng, sau đó đến lớp cung cấp điện, lớp gắn chíp điện tử để nhận biết sự thay đổi của môi trường bên ngoài, tiếp nhận và truyền sóng viba điều tiết âm thanh; lớp trong cùng dự trữ và cung cấp nước sinh hoạt.
Cửa sổ mái lắp kính quang hợp ánh sáng sẽ hấp thụ phần lớn nhiệt năng và phản xạ ra ngoài nên không gây cảm giác bức xạ nhiệt, lớp kính luôn ở trạng thái mát mẻ. Cửa kính phủ lớp ôxit titan chống được sự bám của bụi bẩn. Cửa còn có bộ lọc tia cực tím và lớp màng chất dẻo hạt nano trong suốt cản nhiệt mạnh và điều khiển ánh sáng. Khi bật tivi, cửa sổ sẽ tự động tối lại để người xem tivi không bị chói mắt. Lúc trời quá nắng rèm cửa được điều khiển bằng động cơ sẽ tự động hạ xuống.
CNNN với những bước phát triển vượt bậc đang được ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng nhà ở nhằm tạo ra những ngôi nhà thông minh, tự xử lý các tình huống như một thực thể sống.
Các công trình thể thao phục vụ Đại hội thể thao Olympic sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh Trung Quốc vào năm 2008 cần đáp ứng được những yêu cầu cao về tính bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng của vật liệu được sử dụng trong xây dựng chúng. Vì vậy các nhà xây dựng Trung Quốc đã lựa chọn loại sơn nano để sơn tường và sàn cho nhà thi đấu ở Bắc Kinh - một công trình quan trọng phục vụ cho Đại hội thể thao này. Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá rất cao chất lượng của tường và sàn công trình được sơn loại sơn nano nói trên, mở ra một triển vọng mới cho việc sử dụng rộng rãi sơn nano trong xây dựng các công trình thể thao hiện đại.
Việc ứng dụng CNNN và VLNN trong lĩnh vực xây dựng chắc chắn sẽ đem lại cho công trình những chất lượng mới với những tiến bộ vượt bậc.
 

 


Công nghệ nano và ứng dụng công nghệ nano trong xây dựng