Friday, May 30, 2014

Nghiệm thu 2 dự thảo tiêu chuẩn

Sơn và Véc ni xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi" (VOC) và "Vật liệu chèm khe và chám vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa –yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử"

 

Sáng 28/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu 2 dự án tiêu chuẩn quốc gia là Dự án “Sơn và Véc ni xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi” (VOC) mã số TC 18-12 do nhóm tác giả Ths. Trịnh Thị Hằng – Viện VLXD (Bộ Xây dựng) làm chủ nhiệm và cộng sự thực hiện và Dự án “Vật liệu chèm khe và chám vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa –yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử” do nhóm tác giả KS. Nguyễn Tiến Dũng – Viện VLXD cùng cộng sự thực hiện. ThS. Trần Đình Thái - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN & Môi trường, Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng.

Thay mặt nhóm biên soạn, chủ nhiệm của 2 đề tài đã báo cáo tóm tắt kết quả đã thực hiện được. Về tiêu chuẩn Sơn và Véc ni – Phương pháp xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), bộ tiêu chuẩn này được chuyển dịch hoàn toàn dựa trên tiểu chuẩn gốc ISO 11890-1:2007, bố cục nội dung gồm 10 phần, nội dung chính của tiêu chuẩn là nghiên cứu biên dịch, xây dựng phương pháp xác định hàm lượng VOC trong sơn và véc ni sao cho phù hợp với điều kiện sử dụng và thực nghiệm tại Việt Nam, đồng thời hội nhập với tiêu chuẩn khu vực quốc tế.

Về tiêu chuẩn “Vật liệu chèm khe và chám vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa –yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử” đã được chuyển dịch dựa trên ASTM D 6690-07, bố cục nội dung được chia làm 2 phần, mục tiêu chính là đề ra chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng nhất và xây dựng các phương pháp thử nghiệm tương ứng cho từng chỉ tiêu kỹ thuật, nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với công nghệ sản xuất và thực tế sử dụng.

Tại buổi nghiệm thu, các ủy viên phản biện và thành viên hội đồng đều nhất trí đánh giá cao tính thực tiễn của 2 đề tài và nỗ lực của nhóm tác giả hoàn thành đề tài. Đề tài được chuyển dịch bám sát với bản gốc, tuy nhiên do toàn bộ các tiêu chuẩn được chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nên không tránh khỏi những sai xót trong cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành, nên các ý kiến cho rằng cần thống nhất về cách dùng từ, chỉnh sửa lỗi chính tả để các bộ tiêu chuẩn được hoàn thiện hơn.

ThS. Trần Đình Thái - Chủ tịch Hội đồng đồng thuận với các ý kiến phản biện cũng như đóng góp của hội đồng và lưu ý nhóm đề tài tiếp thu bổ sung và chỉnh sửa. ThS. Thái cũng giao Vụ KHCNphối hợp chặt chẽ với Viện VLXD và các phản biện cùng hoàn thiện đề tài trong thời gian sớm nhất; để đề tài nhanh chóng đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thực tế.

Bảo Anh

 


Nghiệm thu 2 dự thảo tiêu chuẩn

Thursday, May 29, 2014

Thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP về việc thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

 

Thành phố Vĩnh Long

Theo đó, thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở toàn bộ 9.362,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của huyện Bình Minh.

Đồng thời, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập3 phường thuộc thị xã Bình Minh.

Cụ thể, thành lập phường Cái Vồn thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An.

Thành lập phường Thành Phước thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cái Vồn.

Thành lập phường Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình.

CP


Thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Hợp tác phát triển không gian ngầm đô thị

Sáng 27/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) do ông Michitaro Nakai – Giám đốc thương thảo quốc tế, Ban chính sách Quốc tế, Cục Chính sách làm trưởng đoàn; cùng đại diện Ban điều hành hiệp hội Ocaji – Hiệp hội các nhà thầu Nhật Bản tại hải ngoại, Cty Taisei… Về phía Bộ Xây dựng có đại diện Vụ HTQT, Vụ KHCN, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Phát triển đô thị, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xât dựng, Văn phòng Bộ.

 

Tại buổi tiếp và làm việc, Ông Michitaro Nakai cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn; đồng thời nhấn mạnh chuyến thăm của Đoàn lần này càng củng cố hơn cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai Bộ MLIT và Bộ Xây dựng. Hai bên đã cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là việc sử dụng không gian ngầm đô thị; trao đổi cơ chế đào tạo nguồn nhân lực xây dựng.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA phát triển nguồn nhân lực xây dựng

Ông Michitaro Nakai thông báo với Thứ trưởng về tiến độ Dự án hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực xây dựng. Bộ Xây dựng hiện đã tiến cử 3 đơn vị là Lilama, Sông Hồng, Coma tham gia Ủy viên ban điều phối phía Việt Nam nhằm xúc tiến hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Phía Nhật Bản cho biết, hiện nay, Nhật Bản đang tiến hành cử ra các thành viên tham gia trong Ban điều phối để có thể đảm đương nhiệm vụ, xúc tiến hợp tác hiệu quả nhất. Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ đẩy nhanh tiến độ hợp tác trong lĩnh vực này.

Đối với Dự án này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết trong thời gian qua đã có bước phát triển tích cực và mong rằng sẽ đẩy nhanh Dự án này cho đào tạo nguồn nhân lực xây dựng.

Đề nghị hỗ trợ phát triển, quản lý không gian ngầm đô thị

Theo Thứ trưởng, thì hiện nay, tại Việt Nam, các văn bản chuyên biệt cho lĩnh vực này cũng được ban hành (NĐ 41/2007/NĐ-CP; NĐ39/2010/NĐ-CP; Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, về thiết kế và xây dựng công trình ngầm). Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất mới với Việt Namnên việc triển khai thực hiện, quản lý khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do vậy, Việt Namcần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm quản lý sử dụng, khai thác không gian ngầm có hiệu quả hơn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng đưa ra các nội dung mà Bộ Xây dựng cần MLIT hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này như: Hỗ trợ xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến xây dựng công trình ngầm, bao gồm: Bãi đỗ xe ngầm, tàu điện ngầm, hầm đậu ô tô, hầm đi bộ trong đô thị, Tuy-nen, hào kỹ thuật, các tuyến phố ngầm, nhà ga ngầm; các tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ, ngập úng trong lĩnh vực này; hỗ trợ hướng dẫn công tác lập quy hoạch không gian đô thị ngầm và ban hành hướng dẫn này. Về công tác quản lý, Bộ Xây dựng mong muốn MLIT hỗ trợ xây dựng dữ liệu về không gian ngầm đô thị, trong đó, hỗ trợ thí điểm lập bản đồ hiện trạng công trình xây dựng ngầm cho đô thị, từ đó có thể nhân rộng phương pháp lập cơ sở dữ liệu; đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, quy hoạch xây dựng công trình ngầm; hỗ trợ tổ chức hội thảo, hội nghị liên quan xây dựng đô thị ngầm…

Ông Nakai cho biết Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm phát triển hệ thống bãi đỗ xe ngầm về phát triển chính sách và thực hiện chính sách, vì đây là hạng mục quan trọng để giữ cảnh quan đô thị và giao thông thông suốt. Thêm đó, Hiệp Hội Ocaji sở hữu nhiều công nghệ liên quan đến phát triển công trình ngầm, nên Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Namtrong lĩnh vực này…. Những nội dung mà BXD đề nghị hợp tác khá rộng cần thực hiện trong thời gian dài và có sự hợp tác nhiều bên liên quan. MLIT hứa sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Namtrong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cảm ơn đề xuất giúp đỡ của Nhật Bản với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển, quản lý không gian ngầm đô thị và khẳng định đây là những vấn đề cần thiết trong tương lai. Đồng thời, Thứ trưởng mong rằng Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Namnhiều hơn trong công tác quản lý không gian ngầm đô thị. Bộ Xây dựng sẽ cử cơ quan đại diện để liên lạc với MLIT nhằm thực hiện những nội dung hợp tác này. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ tạo điều kiện để hai bên hợp tác chặt chẽ hơn, để DN Nhật Bản hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

 


Hợp tác phát triển không gian ngầm đô thị

10 luật có hiệu lực từ 1/1/2013

Bắt đầu từ 1/1/2013, 10 luật sẽ có hiệu lực, bao gồm: Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Quảng cáo; Luật Giá; Luật Tài nguyên nước; Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; và Luật Biển Việt Nam.

 

Vị thế công nhân, công đoàn tiếp tục được khẳng định khi Luật Công đoàn (sửa đổi) có hiệu lực từ 1.1.2013. Ảnh: Đ.T

Trong số này, một số luật có tác động mạnh đến đời sống người dân, công nhân lao động và tổ chức công đoàn.

1. Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Luật gồm 6 chương, 33 điều, tăng 2 chương và 14 điều so với Luật Công đoàn hiện hành. Ngoài các nội dung cơ bản của Luật Công đoàn hiện hành được giữ lại, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới chủ yếu liên quan đến việc quy định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, những bảo đảm cho công đoàn hoạt động và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn.

Theo đó, 4 điểm nổi bật trong Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm: Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, cho dù cơ quan, tổ chức, DN đó đã thành lập được CĐ cơ sở hay chưa. Không cho phép LĐ là người nước ngoài gia nhập CĐVN.

Thêm cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn như: Khoản 1, Điều 25 quy định: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”. Không đổi tên Tổng LĐLĐVN sang Tổng Công đoàn Việt Nam.

2. Luật Biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương.

3. Với 5 chương, 50 điều, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành đã hoàn thiện hơn về mặt pháp lý cho việc minh bạch nền tài chính quốc gia. Đây là bộ chế định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

4. Đối với Luật Bảo hiểm tiền gửi có 7 chương, 39 điều, được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

5. Với 5 chương, 43 điều, Luật Quảng cáo quy định các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo gồm: Thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo;...

6. Với 5 chương, 48 điều, Luật Giá có điểm mới là quy định chế độ phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch.

7. So với Luật Tài nguyên nước hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung 39 điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật có 10 chương, 79 điều, quy định rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà còn bao gồm cả sông, suối, hồ chứa... để tránh bỏ sót đối tượng quản lý...

8. Luật Giám định tư pháp được thiết kế 8 chương với 46 điều, quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Quy định này của luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

9. Với 5 chương, 41 điều, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật...
 


10 luật có hiệu lực từ 1/1/2013

Wednesday, May 28, 2014

10 sự kiện nổi bật của CĐXDVN năm 2012

Năm 2012, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng CĐXDVN đã tích cực triển khai hoạt động thúc đẩy phong trào thi đua, động viên người lao động vượt khó. Dưới đây là một số hoạt động nổi bật trong năm qua:

 

 

1. Ngày 09/01/2012, tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2011 trang điện tử của Công đoàn Xây dựng Việt Nam với tên miền www.Congdoanxaydungvn.org.vn đã được chính thức khai trương góp phần truyền tải những hoạt động tuyên truyền về phong trào CNCVLĐ trong toàn ngành và hoạt động công đoàn.

2. Ngày 01/02 phát động Chiến dịch thi đua 330 ngày đêm hoàn thành các mục tiêu tiến độ năm 2012 công trình xây dựng Nhà Quốc hội (từ 01/02 - 31/12/2012). Chiến dịch Thi đua được phát động nhằm hoàn thành các mục tiêu tiến độ năm 2012 theo hướng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

3. Ngày 03/02/2012 phong trào thi đua liên kết tại thủy điện Lai Châu được phát động vào đúng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc phát động thi đua tại công trình trọng điểm Lai Châu sẽ góp phần đưa công trình bảo đảm vượt mức mục tiêu tiến độ: Ngăn sông đợt I công trình vào tháng 4/2012, phát điện tổ máy I vào năm 2016 và hoàn thành công trình vào năm 2017.

4. Kỷ niệm 55 năm thành lập CĐXDVN (16/3/957 - 16/3/2012) nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức. Tại Lễ kỷ niệm 55 năm nhiều thế hệ cán bộ CĐXDVN đã có dịp ôn lại truyền thống hào hùng và tự hào với các phong trào thi đua trong thời gian qua do CĐXDVN tổ chức có sức lan tỏa thu hút sự tham gia đông đảo của người lao động, đem lại nhiều kết quả nổi bật được ghi nhận bằng nhiều thành tích cao quý.

Nhân dịp này, CĐXDVN đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết chân dung điển hình: “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển CĐXDVN”. Cuộc thi được phối hợp với Báo Xây dựng tổ chức từ 15/3/2011. Với kết quả được trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải.

5. Hoạt động đối ngoại đã được mở rộng trong năm 2012 với việc tổ chức phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ như APHEDA, BWI, CĐ XD Hàn Quốc… CĐXDVN và Tổ chức Nhân dân Úc vì y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại (APHEDA) phối hợp tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của amiăng”. Lớp tập huấn được tổ chức tại nhiều khu vực cho cán bộ công đoàn, đại diện người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ của các đơn vị trực thuộc.

6. Cuộc vận động “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC ngành Xây dựng” tiếp tục được phát huy. Với kết quả rất đáng khích lệ, thu nhập bình quân của 94 đơn vị đề nghị xét khen thưởng cuộc vận động “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC ngành Xây dựng” năm 2011 là 4.933.069đ. Các đơn vị đã đầu tư hơn 311,675 tỷ đồng cải thiện điều kiện làm việc; 118,207 tỷ đồng xây dựng 37,356m2 nhà tập thể, nhà tạm tại công trường; đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 327 nhà cho CBCNVCLĐ. Ngoài ra các đơn vị còn đầu tư 11,441 tỷ đồng cho sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vận động CNVCLĐ phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống vui tươi lành mạnh. Xác định hoạt động nhân đạo từ thiện vừa là trách nhiệm vừa là tinh thần lá lành đùm lá rách”, với nghĩa cử cao đẹp CBCNVC- LĐ các đơn vị đã quyên góp ủng hộ các quỹ từ thiện 20,906 tỷ đồng. Thường trực Hội đồng khen thưởng đã lựa chọn 6 đơn vị xuất sắc để tặng Cờ, 76 đơn vị tặng Bằng khen.

7. CĐXDVN tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2011 vào đúng ngày 19/5/2012. Biểu dương 250 CNVCLĐ, đại diện trên 243 nghìn đoàn viên, CNVCLĐ đã được công đoàn các TCty, Cty, cơ quan, đơn vị trực thuộc và ngành Xây dựng các tỉnh, thành bình chọn, suy tôn. Các tấm gương tiêu biểu đã được báo công trước lăng Bác tạo thêm không khí thi đua sôi nổi. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua lao động sáng tạo giai đoạn 2007 - 2012, do TLĐLĐVN tổ chức ngành Xây dựng có hai đại diện được trao tặng bằng khen của TLĐLĐVN là Cty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh và Cty CP Xi măng Bỉm Sơn nhận Cờ thi đua xuất sắc.

8. Trong năm 2012, hoạt động xã hội từ thiện được CĐXDVN tích cực thực hiện. CĐXDVN đã vận động đông đảo CBCNV-LĐ trong toàn ngành ủng hộ xây dựng Mái ấm công đoàn, Quỹ Vì người nghèo, Chương trình Tấm lưới nghĩa tình, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong ngành Xây dựng.

9. Năm 2012 cũng là năm CĐXDVN chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII CĐXDVN. Đại hội công đoàn của các công đoàn trực thuộc và công đoàn ngành địa phương đã bầu ra những BCH mới là đội ngũ cán bộ công đoàn tâm huyết , có đủ năng lực trình độ nghiệp vụ để phát triển hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ trong nhiệm kỳ mới.

10. Ngày 23/12, công trình thủy điện Sơn La đã được khánh thành. Với sự đóng góp của phong trào thi đua liên kết do TLĐLĐVN và CĐXDVN phát động, công trình đã hoàn thành về đích sớm hơn ba năm so với kế hoạch. Góp phần làm lợi hàng tỷ đồng cho đất nước.

CĐXDVN đã tặng nhiều bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua liên kết trên công trường thủy điện Sơn La.

Thư chúc mừng năm mới 2013 của Chủ tịch CĐXDVN

Nhân dịp đón mừng Năm mới 2013 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ, thay mặt Ban Thường vụ CĐXDVN tôi xin gửi lời trân trọng biết ơn các thế hệ CBCNVC-LĐ trong ngành Xây dựng Việt Nam về thành quả lao động và đóng góp của các đồng chí trong thời gian qua và mong rằng các đồng chí tiếp tục đóng góp sức lực và trí tuệ để xây dựng ngành phát triển bền vững.

Trong năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhiều công trình không được triển khai do bị thiếu vốn, hàng loạt CBCNV ngành Xây dựng không có việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên nhờ tích cực đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động; chủ động phối hợp với các đơn vị trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường hoạt động giám sát, ngăn ngừa các vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động… Hoạt động công đoàn và các phong trào thi đua đã thu hút được sự tham gia của đông đảo đoàn viên, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đưa nhiều công trình, dự án bảo đảm vượt tiến độ và hoàn thành với chất lượng cao nhất. Đóng góp lợi ích kinh tế và ý nghĩa xã hội lớn lao đối với nền kinh tế nước nhà.

Năm 2012 đã qua, đón chào năm mới 2013 tôi xin thay mặt lãnh đạo CĐXDVN, Bộ Xây dựng bày tỏ tình cảm, sự trân trọng, biết ơn đối với những đóng góp của CBCNV ngành Xây dựng cho sự phát triển của Ngành. Với những kết quả đã đạt được chúng ta tạo điểm tựa vững chắc cho lớp thế hệ CBCNVC của ngành Xây dựng vươn lên hơn nữa trong tương lai.

Nhân dịp chào đón năm mới, tôi kêu gọi toàn thể CBCNVC-LĐ ngành Xây dựng trên tất cả các vị trí công tác hãy phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu, bằng những việc làm vượt lên chính mình, quyết tâm đưa ngành Xây dựng phát triển mạnh mẽ và bền vững, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp “CNH, HĐH” đất nước.

Kính chúc các Đồng chí, các Quý vị và Gia đình Năm mới Mạnh khoẻ - Hạnh phúc và Thành công.

Chủ tịch CĐXDVN
Nguyễn Văn Bình

Mỹ Phượng (tổng hợp)


10 sự kiện nổi bật của CĐXDVN năm 2012

Monday, May 26, 2014

Tuyên chiến với nạn khai thác vàng trái phép

Hàng ngàn người đổ xô vào các khe suối, rừng phòng hộ ở các xã Yên Na, Yên Hòa, Yên Tinh, Tam Đình, Tam Quang, huyện Tương Dương để khai thác vàng. Sông suối, núi đồi ở đây hàng ngày đang bị cày nát trước nạn "vàng tặc" lộng hành. Trước thực trạng trên chính quyền huyện Tương Dương đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đẩy lùi nạn khai thác vàng trái phép.

 

Bất chấp nguy hiểm người dân vẫn đổ xô khai thác vàng trái phép.

Dọc sông Lam chảy men theo các xã: Tam Quang, Tam Đình, Thạch Giám, Yên Hoà, Yên Thắng… đi tới đâu cũng gặp cảnh người dân đào, xới lòng sông tìm vận may từ vàng. Theo quan sát của chúng tôi, trên đoạn sông Lam chảy qua các xã này đã có tới mấy chục phương tiện cơ giới và hàng trăm người dân đào đãi vàng suốt ngày đêm. Tại khu vực núi Pù Phen, ranh giới các xã như Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Na cũng bị dân đào vàng đục khoét nham nhở với hàng loạt hang lớn, hang nhỏ khoét sâu vào lòng núi từ 10 - 20m. Trước thực trạng nạn vàng tặc hoành hành, huyện Tương Dương đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra và xử lý các tổ chức, đối tượng khai thác vàng trái phép.

Cụ thể từ ngày 01 - 10/12 đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã kiểm tra tại khu vực dọc theo khe suối trên địa bàn xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương phát hiện 13 điểm khai thác vàng tập trung với số lượng người, phương tiện máy móc lớn khai thác vàng trái phép. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, tháo dỡ và tiêu hủy 13 lán trại, 2 máy đông phong và yêu cầu các đối tượng di chuyển máy móc, con người ra khỏi địa bàn.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra các lực lượng chức năng đã phát hiện Cty CP khoáng sản Hợp Vinh đang tổ chức khai thác vàng trái phép trong khu vực rừng phòng hộ, đầu nguồn khe Lạp, xã Yên Tĩnh. Bên cạnh đó việc tổ chức hoàn thổ mặt bằng tại các điểm khai thác vàng mà Cty nay được cấp phép chưa đúng quy định, giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng vẫn tổ chức khai thác vàng. Đoàn kiểm tra đã đình chỉ, trục xuất khỏi khu vực vi phạm, lập bên bản vi phạm hành chính, đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 60 - 80 triệu đồng đối với Cty CP khoáng sản Hợp Vinh.

Tiếp tục kiểm tra các khu vực ở xã Yên Na dọc các khe Chà Hạ, khe Pu đã phát hiện 10 điểm khai thác vàng trái phép tập trung, đoàn tiến hành hủy 10 lán trại, 6 máy đông phong, cùng nhiều công cụ phục vụ cho việc khai thác vàng trái phép… và yêu cầu đưa phương tiện về trụ sở để làm việc, lập biên bản bàn giao mặt bằng cho xã quản lý. Ngoài ra đoàn lập biên bản đình chỉ hoạt động khai thác vàng đối với Cty CP xuất nhập khẩu đầu tư xây dựng SEV do chưa làm đầy đủ thủ tục như biên bản bàn giao mỏ, thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường, thuê tài nguyên, đoàn kiểm tra yêu cầu Cty khắc phục các sai phạm trên phải xong trước ngày 30/12. Tại địa bàn xã Yên Hòa đã tháo dỡ 7 lán trại, vận động người dân mang về nhà 8 máy đông phong, thu tại chỗ 4 máy, đốt 5 lán trại. Trong đợt truy quét này lực lượng chức năng cũng vấp phải sự chống đối quyết liệt từ “vàng tặc”.

Lực lượng chức năng huyện mới chỉ đẩy đuổi các chủ lán và xử phạt một số Cty khai thác vàng trái phép, còn việc đẩy đuổi, xử phạt người dân đổ xô đi khai thác vàng tự phát thì không thực hiện được, bởi khi lực lượng chức năng đến nơi người dân đã trốn vào rừng. Theo báo cáo của Phòng TN&MT huyện Tương Dương, ngoài việc xử phạt một số tổ chức cá nhân khai thác vàng trái phép trong đợt truy quét đầu tháng 12/2012 thì trước đó các lực lượng chức năng huyện còn phát hiện 5 Cty khai thác vàng trên địa bàn san gạt mặt bằng không đúng quy định, 2 Cty đã hết phép khai thác vàng nhưng vẫn tiến hành khai thác.

Đức Ngọc


Tuyên chiến với nạn khai thác vàng trái phép

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: “Bộ Xây dựng rất cần sự vào cuộc của các Hội, Hiệp hội”

Tại buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Xây dựng với đại diện lãnh đạo 18 Hội và Hiệp hội trong Ngành do Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chủ trì ngày 11/01, nhiều vấn đề được nêu ra đã tìm được tiếng nói chung trong việc tăng cường trao đổi đối thoại, nhất là vấn đề phản biện và đề xuất giải pháp cho ngành Xây dựng phát triển.

 

2012 - Năm khó khăn của ngành Xây dựng

Mở đầu cuộc làm việc, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã tóm tắt tình hình kinh tế nói chung cũng như của ngành Xây dựng trong năm 2012, nêu những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong năm 2013. Bộ trưởng cho biết, với những nỗ lực, kinh tế cả nước đã vượt qua 1 năm đầy thách thức, tăng trưởng tuy chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn đạt xấp xỉ 5%, kiềm chế lạm phát thành công với mức dưới 7%, cân đối vĩ mô được bảo đảm, những vấn đề xã hội tiếp tục được ổn định, giữ được thế chủ động để đối phó với thách thức khó khăn để đi lên trong thời gian tới…

Năm 2012, ngành Xây dựng cũng tiếp tục đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, các nguồn lực đầu tư tiếp tục giảm mạnh, thị trường trong nước và xuất khẩu thu hẹp, lượng hàng tồn kho cao, nợ đọng trong xây dựng cơ bản tăng, thị trường BĐS chưa có khả năng phục hồi, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn… Trong bối cảnh đó, ngành Xây dựng chủ động, quyết liệt thay đổi căn bản trong cách tiếp cận, đổi mới tư duy về quản lý nhà nước với mục tiêu tạo ra những bước đột phá trong việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của Ngành, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường trong giai đoạn trước mắt, đồng thời thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn… Năm 2012, giá trị sản xuất xây dựng của cả nước ước đạt 720.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011, trong đó khu vực nhà nước đạt khoảng 112.918 tỷ đồng, khu vực ngoài nhà nước đạt 583.136 tỷ đồng, khu vực vốn nước ngoài đạt 24.116 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm 2012 ước đạt 179.301 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2011, tương đương 6,1% GDP cả nước…

Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, mặc dù còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng của các DN sụt giảm, nhưng ngành Xây dựng đang có nhiều hy vọng để tiến lên trong tương lai. Bộ trưởng cho biết Bộ xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quản lý chất lượng thay thế Nghị định 209, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình, nhất là đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách, công trình quy mô lớn…

Sắp tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị nhằm điều chỉnh tổng thể các vấn đề trong quản lý đầu tư phát triển đô thị, từng bước lập lại trật tự phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, có lộ trình 5 năm, 10 năm, khắc phục tình trạng phát triển đô thị tự phát, phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch, lãng phí nguồn lực xã hội như hiện nay… Nghị định đề xuất mô hình khoa học về quản lý khu vực phát triển đô thị, có ban quản lý phát triển đô thị, nhất là quản lý ngân sách phát triển hạ tầng khung; cho phép UBND các tỉnh được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất khi có hạ tầng…

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, ban hành và đang đi vào cuộc sống. Lần đầu tiên chúng ta có một chiến lược nhà ở với tầm nhìn dài hạn, có những quan điểm chỉ đạo và cách tiếp cận mới mang tính đột phá đối với công tác phát triển nhà ở là “giải quyết nhà ở là tách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân”. Theo đó việc phát triển nhà ở không chỉ theo cơ chế thị trường mà Nhà nước có trách nhiệm can thiệp hoặc hỗ trợ để người dân có nhà ở, đặc biệt là những đối tượng thu nhập thấp, không có điều kiện mua nhà theo cơ chế thị trường…

Năm 2012, ngành cũng tập trung quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho BĐS, bắt bệnh để đưa ra các giải pháp chữa bệnh cho BĐS.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, những khó khăn của năm 2012 cũng chính là cơ hội để nhìn nhận lại những thiếu sót, yếu kém còn tồn tại, rút ra những bài học, kinh nghiệm, là thời cơ để tái cơ cấu các lĩnh vực .

Cần sự vào cuộc của các Hội, Hiệp hội

Năm 2013, nhiệm vụ chủ yếu của Ngành tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực Ngành, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát trong đầu tư xây dựng, nhất là các dự án có vốn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình; tập trung đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kiểm soát chặt các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, tập trung giải quyết tình trạng đóng băng thị trường BĐS gắn với thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN…

Nhấn mạnh vai trò, những đóng góp của các Hội, Hiệp hội đối với công tác quản lý nhà nước và sự phát triển chung của Ngành, Bộ trưởng khẳng định: Rất cần sự vào cuộc của các Hội, Hiệp hội; sẵn sàng nghe những ý kiến, kể cả những ý kiến trái chiều để cùng thảo luận, phản biện, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành, hỗ trợ DN phát triển. Bộ rất quan tâm và mong muốn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các Hội, Hiệp hội, tiếp thu để hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật. Bộ trưởng cũng khẳng định: Thời gian vừa qua quá trình xây dựng, hoàn thiện các Nghị định, chính sách Bộ Xây dựng làm rất công khai, dân chủ, tranh thủ sự đóng góp không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước mà của cả xã hội. Bộ rất mong sự ủng hộ của các chuyên gia, hiệp hội, sẵn sàng mời các chuyên gia tham gia đối thoại để đưa ra chính sách tạo sự đồng thuận cao trong xã hội…

Nhiều tổ chức hội nghề nghiệp như Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị, Hiệp hội BĐS TP.HCM… đã đưa ra những ý kiến đề xuất với Bộ Xây dựng đối với việc xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng, trong đó tập trung vào đề án đổi mới cơ chế đầu tư xây dựng nguồn vốn nhà nước, các chính sách về quy hoạch, kế hoạch và quản lý nhà ở đô thị và nông thôn. Ông Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội KTS VN cho rằng, với những khó khăn của năm 2012, có điều kiện để đánh giá lại toàn bộ cơ chế chính sách, nhìn nhận lại công tác quản lý nhà nước, cụ thể như thị trường BĐS có những vấn đề phi hợp lý cần phải khắc phục… Với tư cách hội nghề nghiệp, ông Vạn kiến nghị: Phương pháp xây dựng luật pháp cần được mở rộng, huy động nhiều người, ý kiến của các chuyên gia tham gia…

PGS.TS Vũ Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) kiến nghị: cần thay đổi hệ thống luật về đấu thầu. Theo đó, không nên ban hành luật đấu thầu chung như hiện nay mà cần xây dựng và ban hành các luật đấu thầu chuyên nghành như Luật đấu thầu xây dựng, Luật đấu thầu mua sắm hàng hóa, Luật Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư… Cần phải xây dựng ngay một tài liệu thông tin về năng lực nhà thầu xây dựng Việt Nam để làm cơ sở lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Trong chức năng quyền hạn của mình, Bộ Xây dựng có thể nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 04 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (Thông tư hướng dẫn Nghị Định 112), các Hiệp hội được tham gia đóng góp vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ngay trong quá trình soạn thảo.Ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam mong muốn định kỳ có các cuộc họp phổ biến về các chủ trương chính sách mới của Bộ Xây dựng; giao Hiệp hội một số đề tài nghiên cứu cũng như công tác đào tạo dựa trên thế mạnh của Hiệp hội; pPhối hợp Hiệp hội trong việc triển khai Đề án xây dựng chỉ số thị trường BĐS… Hội Quy hoạch phát triển các đô thị VN cũng đề xuất Bộ Xây dựng cần đề xuất Quốc hội về việc nghiên cứu soạn thảo và ban hành Luật đô thị, trong đó tùy chức năng chuyên ngành của mỗi Bộ mà chịu trách nhiệm soạn thảo về lĩnh vực của mình, tránh tình trạng khi áp dụng Luật không đúng chức năng soạn thảo nên không sâu, không thực tế, khó khả thi…

Ninh Toàn

 


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: "Bộ Xây dựng rất cần sự vào cuộc của các Hội, Hiệp hội"

Quy hoạch mới tại Chula Vista Bayfront, California

Ủy ban khu vực biển cả California ở Mỹ đã phê duyệt Quy hoạch chung khu đất 556 mẫu tại Chula Vista Bayfront (2 tỷ USD) để phát triển thành khu thương mại và dân cư mới. Thành phố Chula Vista và cảng San Diego đã cùng nhau đề xuất các kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện tại thành một điểm đến phục vụ nghỉ dưỡng và khu hội nghị.

 

Quy hoạch này cũng tính đến phát triển mới các công viên công cộng, không gian mở và môi trường sống tự nhiên. Thành phố yêu cầu danh sách các nhà thầu vào đầu năm 2013. Dự án sẽ được hoàn thành trong bốn giai đoạn của khu tái phát triển trong vòng khoảng thời gian 24 năm.

Giai đoạn đầu của dự án sẽ liên quan đến việc xây dựng 11 tòa nhà với 1.500 đơn vị nhà ở, trung tâm hội nghị, công viên công cộng, nhà ga mới và phát triển hỗn hợp khu dân cư. Dự kiến ​công cuộc triển khai ​sẽ bắt đầu vào đầu năm 2016. Quận Sweetwater về phía bắc của F Street sẽ có một công viên RV và khu dành cho cắm trại, không gian dành cho văn phòng và không gian hỗn hợp sử dụng thương mại, công viên 21 mẫu và 14,7 ha đất dành cho phát triển sinh thái.

Khu vực Harbor giữa F và J sẽ bao gồm 1 khu nghỉ mát cao cấp với 2850 phòng, trung tâm tổ chức sự kiện, 2 khách sạn, khu mặt bằng bán lẻ, không gian đỗ xe hiện đại. Harbor cũng sẽ có không gian dành cho văn phòng cao cấp, một khu dân cư 1.500 nhà ở, công viên rộng 25 mẫu Anh và không gian đi bộ. Quận Otay về phía nam cũng dành diện tích ưu tiên cho không gian xanh và công viên rộng 24 mẫu Anh, hai khu thương mại. Theo quy hoạch chi tiết, thành phố hạn chế chiều cao của các tòa nhà và phải tuân thủ theo chuẩn mực đề ra của phòng quy hoạch đô thị thành phố.

Khánh Phương


Quy hoạch mới tại Chula Vista Bayfront, California

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công trình Nhà quốc hội

Sáng 15/12, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra tiến độ trên công trường xây dựng Nhà Quốc hội.

 

Báo cáo với Bộ trưởng, Giám đốc BQLDA Đầu tư xây dựng công trình Nhà quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) Nguyễn Tiến Thành cho biết: Trong năm 2012, dự án tập trung triển khi và cơ bản hoàn thành thi công kết cấu của công trình, bao gồm phòng họp chính và khu nhà 5 tầng. Đặc biệt, dự án đã hoàn thành 3 mốc tiến độ quan trọng là lắp đặt 8 cốt cứng siêu trường, siêu trọng, có chức năng đỡ toàn bộ phòng họp chính vào những tháng đầu năm; hoàn thành thi công bê tông sàn, vách, thân công trình vào tháng 9 và hoàn thành lắp đặt kết cấu thép mái phòng họp chính vào tháng 11. Trong 1-2 tuần tới, tiếp tục triển khai lắp đặt panen mái…

Cũng trong năm 2012, dự án cũng tập trung triển khai lập hồ sơ mời thầu, mở thầu, chọn thầu một số gói thầu thi công xây lắp và phần lan các gói thầu tư vấn ...

Ông Thành cho biết: Do yêu cầu khách quan, dự án phải điều chỉnh thiết kế nên tổng tiến độ đã được thống nhất điều chỉnh kéo dài đến giữa năm 2014. Do vậy, đường găng tiến độ sẽ tập trung vào năm 2013 với nhiệm vụ trọng tâm là triển khai các gói thầu về hệ thống kỹ thuật điện, nước, chiếu sáng… và nội thất của công trình.

Quý Anh – Xuân Chiến


Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công trình Nhà quốc hội

Hà Nội: 1 tỷ đô la xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17-12, tại huyện Phú Xuyên, Công ty CP Ðầu tư phát triển N&G tổ chức khởi công xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ nam Hà Nội (Hanssip).

 

Khu công nghiệp có diện tích 640 ha, được thực hiện trên cơ sở mở rộng Cụm công nghiệp Ðại Xuyên, có tổng mức đầu tư một tỷ USD. Ðây là một khu công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, được quy hoạch, thiết kế theo quy chuẩn Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm hỗ trợ các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, điện tử, tin học, sản xuất linh kiện ô-tô, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghệ cao... và một số ngành công nghiệp khác.

Uyển Nhi

 

 


Hà Nội: 1 tỷ đô la xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ

Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Sáng 18/12/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ, ngành đã làm việc với TP Hồ Chí Minh để bàn những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Vấn đề được đặt ra đó là cần phải có những giải pháp đồng bộ mạnh mẽ và hiệu quả để tháo gỡ từng bước khó khăn cho thị trường BĐS đồng thời tiến tới lành mạnh hóa hoạt động cũng như phát triển bền vững những năm tới.

 

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp đề xuất 6 giải pháp cụ thể, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo hành lang pháp lý, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thực hiện chính sách tài khóa và thuế, hỗ trợ doanh nghiệp và người mua nhà...

Phát triển theo nhu cầu ảo

Năm 2012, mặc dù một số doanh nghiệp đã chủ động giảm giá bán căn hộ, thậm chí bán lỗ, có nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình thị trường. Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh hiện trên địa bàn TP còn khoảng 15 ngàn căn hộ chung cư chưa bán được, ngoài ra còn khoảng trên 300.000m2 đất nền, gần 60.000m2 văn phòng chưa giao dịch được với tổng giá trị khoảng 30.242 tỷ đồng.Số liệu trên chưa phản ánh được tình hình thực tế, do đặc điểm của tồn kho BĐS khác với tồn kho của các sản phẩm công nghiệp khác, nhiều dự án đã huy động vốn một phần, nhiều dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng phải dừng do không có thị trường, các nhà đầu tư thứ phát đã mua nhưng không bán được cho người tiêu dùng, vì vậy số vốn tồn đọng trong BĐS còn lớn hơn rất nhiều so với số liệu báo cáo. Dư nợ tín dụng BĐS của TP Hồ Chí Minh cũng cao hơn Hà Nội, chiếm khoảng 47,8%, Hà Nội khoảng 23,7%. Đại đa số doanh nghiệp nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.

 Có những dự án giảm tới 30% như dự án Hoàng Anh River View ( từ 28 triệu đồng/m2 xuống còn 18 triệu đồng/m2). Giá một số dự án chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hiện đang được chào bán dưới 15 triệu đồng/m2 (xấp xỉ giá thành đầu tư)...nhưng giao dịch thành công vẫn rất ít

Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có tổng số 1.318 dự án KĐTM, nhà ở, đất quy hoạch khoảng 12.304 ha, trong đó đất xây dựng nhà ở thương mại là 4.074 ha, đất dành cho xây dựng nhà ở xã hội chỉ có 213 ha. Mặc dù TP đã chỉ đạo rà rà soát các dự án, tuy nhiên kết quả rà soát còn hạn chế, số lượng dự án cần tạm dừng, cần điều chỉnh vẫn còn ít, chưa có dự án nào được thực hiện điều chỉnh căn hộ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Cùng với nêu rõ thực trạng tình hình thị trường BĐS hiện nay, Bộ Xây dựng cũng phân tích nguyên nhân sâu xa để có những giải pháp trọng tâm, điều chỉnh lại thị trường.Trong thời gian dài, thị trường BĐS phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, không có kế hoạch và điều tra nhu cầu của thị trường. Đầu tư BĐS theo phong trào, tâm lý "đám đông", nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm, yếu về năng lực tài chính, không phải là ngành nghề kinh doanh chính cũng tham gia kinh doanh BĐS , lực lượng các nhà đầu cơ nhỏ lẻ tăng mạnh làm cho giá nhà đất không phản ánh đúng giá trị thực. Nguồn cung BĐS của TP Hồ Chí Minh hiện vượt quá cầu có khả năng thanh toán của thị trường.

Các dự án phát triển nhà ở và KĐTM đã giao tại thành phố hiện nay qúa lớn. Theo Chiến lược phát triển nhà ở thì chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị của TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 cần phát triển thêm khoảng 66 triệu m2 nhà ở, trong khi đó diện tích tại các dự án đã giao chủ đầu tư đã lên tới 80 triệu m2. Với khối lượng lớn đầu tư lớn như vậy trong khi khả năng hấp thụ thấp, dẫn đến các dự án không đủ nguồn lực triển khai, dở dang hoặc chỉ đủ tiền để giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất, làm hạ tầng, không đủ tiền xây nhà. 

Cơ cấu hàng hoá BĐS cũng phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp, diện tích lớn. Trong tổng số khoảng 35.000 căn hộ đã hoàn thành trước năm 2011 tại TP Hồ Chí Minh thì 37% là căn hộ cao cấp, 38% căn hộ trung bình và 25% căn hộ bình dân. Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân.

Đặc điểm của TP Hồ Chí Minh là qui mô các dự án rất nhỏ (trung bình chưa tới 10 ha/dự án), gây khó khăn cho việc quản lý, kết nối hạ tầng, và cũng là nguyên nhân TP không dành lại được quỹ đất 20% cho nhà XH. Tỷ trọng đất dành để xây dựng nhà ở XH  của TP rất thấp so với yêu cầu, 213 ha/4.074 ha đạt khoảng 5,2% so với yêu cầu là 20%. Một bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp còn có khó khăn về nhà ở.

Phát triển nhà ở xã hội đạt nhiều mục tiêu

BĐS là ngành kinh tế quan trọng, tạo cơ sở vật chất chính cho đất nước, sản phẩm BĐS có liên quan đến hàng trăm ngành sản xuất. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trong khủng hoảng kinh tế thì bất động sản luôn là một trong những tác nhân chính, nhưng cũng sẽ là một động lực quan trọng để vượt qua khủng hoảng. Chính vì vậy Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.

Với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 6 giải pháp cụ thể nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường BĐS. Theo Bộ trưởng, trước hết phải tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtcho phù hợp, theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với thị trường BĐS, bảo đảm thị trường phát triển ổn định, theo quy hoạch, kế hoạch, cân đối cung cầu, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp góp phần bảo đảm an sinh xã hội và điều tiết thị trường...

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định, phát triển nhà ở XH đạt được nhiều mục tiêu, vừa phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân, đồng thời đây cũng là một gói kích cầu gián tiếp của Chính phủ cho thị trường, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đều có lợi, người dân được hỗ trợ có nhà ở, doanh nghiệp có việc làm và vẫn thu được lợi nhuận.

Thực tế trước đó, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, KĐTM xác định danh mục dự án phát triển nhà ở xã hội cụ thể và giao nhiệm vụ cho các đơn vị này triển khai thực hiện

Trong Nghị định Quản lý Đầu tư PT đô thị và Nghị định về nhà XH vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Bộ Xây dựng đã đề nghị thêm một số ưu đãi cho nhà XH, cụ thể như nới rộng điều kiện được mua nhà XH, hỗ trợ thêm cho các chủ đầu tư...Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng xem xét sớm ban hành để tạo hành lang pháp lý đẩy nhanh các dự án nhà XH. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo các địa phương quyết liệt triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở, lập chương trình phát triển nhà ở hàng năm, 5 năm và dài hạn của địa phương trong đó chỉ tiêu, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội là chỉ tiêu chính trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa vào nghị quyết của cấp ủy và thông qua HĐND để thực hiện.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh giải pháp thứ 2 đó là nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu. Phải rà soát các dự án, phân loại để xử lý, kiên quyết dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương, giảm thời gian điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của dự án cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Phát triển các KĐT nhà ở XH với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ.

 Cụ thể, các dự án chưa hoặc đang GPMB nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương thì dừng, nếu đã GPMB rồi cũng tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép khai thác kinh doanh, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép; Đối với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân hoặc chuyển sang các công trình dịch vụ đang có nhu cầu và phù hợp với quy hoạch như: bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại;Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã GPMB nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì thì cho phép cơ cấu lại dự án, chuyển sang làm nhà ở XH phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động.

Xử lý nợ xấu và giảm thuế

Với nhóm giải pháp về tín dụng và giải quyết nợ xấu, Bộ trưởng cho biếtBộ Xây dựng đã góp ý với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó quan tâm đến nhóm giải pháp xử lý hàng tồn kho và kích thích thị trường BĐS, ưu tiên xử lý nợ xấu có bảo lãnh bằng BĐS. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ tín dụng được bảo đảm bằng BĐS khoảng 1.24 triệu tỷ chiếm 46,5% tổng dư nợ tín dụng hay 64,3% dư nợ tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, vì vậy việc tập trung phục hồi và phát triển thị trường BĐS là giải pháp xử lý nợ xấu ít tốn kém nhất, đồng thời bảo đảm lợi ích của các bên liên quan.

Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục mở rộng hợp lý tín dụng cho lĩnh vựcBĐS, nhất là sản phẩm dở dang và có khả năng thanh khoản, từng bước hạ lãi suất về mức bình thường (xấp xỉ 10%/năm). Đối với các doanh nghiệp vay để đầu tư nhà ở XH thì cho phép khoanh nợ đối với các khoản nợ BĐS cũ, tiếp tục cho vay và kiểm soát chặt chẽ khoản vay mới; Hình thành gói tín dụng dành riêng cho người mua nhà XH và nhà thương mại có diện tích nhỏ, giá bình dân (phục vụ các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang mua nhà trả góp từ tiền lương, tiền công), trong đó quy định các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ tín dụng để cho các đối tượng này vay mua nhà ở. Lãi suất cho vay phải phù hợp và bằng khoảng 2/3 lãi suất huy động tiết kiệm (khoảng 5,6%), phần chênh lệch lãi suất đề nghị Chính phủ hỗ trợ bằng cách cho vay tái cấp vốn bằng khoảng 1/3 dư nợ tín dụng mà ngân hàng thương mại đã cho người dân vay.

Với giải pháp thực hiện chính sách tài khóa và thuế, Bộ Xây dựng đề nghị cho phép thực hiện miễn, giảm thuế đối với một số loại hình BĐS, cụ thểgiảm 50% thuế suất thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở XH ( đang là 10%, giảm xuống còn 5%) việc giảm này vừa có lợi cho người mua nhà, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá bán; Áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất với thuế suất 10% (hiện nay đang là 25%) đối với thu nhập hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội; Giảm 50% thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70 m2 sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/1m2 sàn sử dụng; Gia hạn nộp thuế GTGT đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ bán nhà ở trong 12 tháng; Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán sản phẩm bất động sản.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trườngBĐS, theo Bộ Xây dựng cần phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện các ưu đãi như đề xuất ở trên ngay trong năm 2013 và cho áp dụng trong thời hạn từ 12 - 24 tháng.

Trong tình hình khó khăn của thị trường hiện nay, các doanh nghiệp BĐS cần  chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp mình cho phù hợp như giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường, chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyển sang nhà ở xã hội; sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng, thực hiện đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.

Viễn Phong


Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Cần sớm triển khai dự án Cảng Lạch Huyện

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hải Phòng sớm hoàn tất các thủ tục, hạng mục công việc cần thiết (bao gồm cảđánh giá tácđộng môi trường)để sớm triển khai Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Cảng Lạch Huyện),đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu tư của dự án.

 

Ảnh minh họa

Được biết, Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng dự kiến đưa vào khai thác sử dụng cuối năm 2015, đầu năm 2016.

CP

 


Cần sớm triển khai dự án Cảng Lạch Huyện

Đóng điện đường dây 22kV Việt Nam – Lào

Sáng 18.12, Tổng Cty Điện lực miền Trung ( EVN CPC) và Tổng Cty Điện lực Lào tổ chức lễ phối hợp đóng điện đường dây 22 kV và nghiệm thu hệ thống đo đếm điện năng giữa hai bên.

 

Tham dự lễ có ông Lê Kim Hùng – Phó TGĐ Cty Điện lực miền Trung, ông Phan Sỹ Hùng – Giám đốc Cty Điện lực Quảng Trị, ông Khamsing phosarath – Trưởng Ban Kỹ thuật của Tổng Cty Điện lực Lào (EDL), ông Thongsa vongvilasak – Giám đốc Cty Điện lực Savannakhet.

Trong khuôn khổ buổi làm việc đoàn lãnh đạo của EVN CPC, Cty Điện lực Quảng Trị và EDL tổ chức phiên họp đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán điện qua cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và cửa khẩu Sêpôn, tỉnh Savannakhet, Lào.

Giữa hai bên đã tiến hành thỏa thuận nhằm đưa ra mức giá điện phù hợp với nhu cầu điện năng và giá điện hiện hành.

Trước đó lãnh đạo Cty Điện lực Quảng Trị và Cty Điện lực Savannakhet cùng ký kết Quy trình vận hành và phối hợp xử lý sự cố đường dây 22 kV từ Lao Bảo đến Densavan.

Phan Bảo Hòa


Đóng điện đường dây 22kV Việt Nam – Lào

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội tiếp Thủ tướng Haiti

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe đã tiếp kiến Tổng Bí thu Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Haiti -Ảnh: TTXVN

Chiều17/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe.

Thủ tướng Laurent Salvador Lamothe bày tỏ vui mừngtới thăm Việt Nam và đánh giá cao những thành tựu to lớn của Việt Nam. Thủ tướng Haiti mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và khẳng định cam kết thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn.

Đề xuất hợp tác cụ thể, Thủ tướng Haiti bày tỏ quan tâm đặc biệt về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và thông báo sớmmởĐại sứ quán Haiti tại Hà Nội để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Việt Nam và Haiti có nét tương đồng về lịch sử, đều bị thực dân đô hộ, luôn kiên cường đấu tranh vì tự do, độc lập dân tộc và là hai quốc gia đầu tiên giành độc lập tại khu vực, Haiti ở Mỹ Latin và Việt Nam ở Đông Nam Á.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Haiti, nhất là trong lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, dịch vụ, viễn thông, công nghiệp chế tạo…

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Thủ tướng Haiti Laurent Salvador Lamothe. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, dùhai nước cách xa nhau về địa lý nhưng luôn dành cho nhau sự ủng hộ to lớn trong chính sách đối ngoại của mình.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những thành tựu mà Haiti đạt được, đặc biệt là nỗ lực vượt qua khó khăn để khắc phục hậu quả trận động đất nặng nề.

Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai Thủ tướng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, cònnhiều cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Haiti và hai bên cần rà soát lại các hiệp định đã ký kết để sớm triển khai nhằm khai thác được tiềm năng và thế mạnh của hai nước.

Bên cạnh hợp tác song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Haiti đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các tổ chức của Liên Hợp Quốc và phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Thủ tướng Laurent Salvador Lamothe khẳng định, chuyến thăm Việt Nam lần này với mục đích tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa..vàtin tưởng, những kết quả đạt được qua chuyến thăm Việt Nam lần này sẽ sớm được triển khai nhằm hiện thực hóa cơ hội hợp tác mới giữa hai nước.

Tiếp Thủ tướngLaurent Salvador Lamothe, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng chuyến thăm sẽ đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hộiđánh giá cao kết quảhội đàmgiữa hai Thủ tướng và cho rằng, thành công này sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ và nâng quan hệ Việt Nam - Haiti lên tầm cao mới; đồng thời mở ra cơ hội thuận lợi để nhân dân hai nước giao lưu, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, hai Quốc hội cũng cần xúc tiến các hoạt động hợp tác, giao lưu để không ngừng đưa tình hữu nghị Việt Nam - Haiti ngày một phát triển tốt đẹp.

CP


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội tiếp Thủ tướng Haiti

Popular Posts

Popular Posts