Saturday, May 3, 2014

Đấu thầu thiết bị văn phòng – BQLDA TCLNCDVN – Điện Biên

A. Thông tin chung về chủ đầu tư và dự án mời đấu thấu:

 

Đấu thầu thiết bị văn phòng – BQLDA TCLNCDVN – Điện Biên (24/10/12)

Ảnh minh họa (nguồn internet)

 

A. Thông tin chung về chủ đầu tư và dự án mời đấu thấu:

1. Tên cơ quan: Ban quản lý dự án “ Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” tỉnh Điện Biên

- Địa chỉ: Số 672 đường 7/5 tổ 1 – P. Tân Thanh – TP Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên (Trong khuôn viên sở NN & PTNT tỉnh Điện Biên)

- Điện thoại: 0230.03836 556 – 0230 3837 557 ;  Fax: 0230.3826 225

2. Tên dự án: Mua sắm trang thiết bị văn phòng cho ban quản lý dự án:” Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” Tỉnh Điện Biên

3. Loại dự án: Dự án dự toán khác.

4. Tên chủ đầu tư: Ban quản lý dự án “ Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam”

5. Tên gói thầu đăng ký thông báo mời thầu: Mua sắm trang thiết bị văn phòng cho ban quản lý dự án:” Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” Tỉnh Điện Biên

B. Nội dung thông báo mời thầu:

THÔNG BÁO MỜI ĐẤU THẦU THIẾT BỊ VĂN PHÒNG

- Tên Bên mời thầu: Ban quản lý dự án “ Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” tỉnh Điện Biên

- Tên gói thầu: Mua sắm trang thiết bị văn phòng cho ban quản lý dự án:” Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” Tỉnh Điện Biên

- Nguồn vốn: Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp ( TFF)

- Hình thức đấu thầu:  Đấu thầu rộng rãi trong nước

- Thời gian phát hành HSMT: từ 8h , ngày 23 tháng 10 năm 2012 đến trước 8h , ngày 03 tháng 11 năm 2012.

- Địa điểm bán HSMT: Số 672 đường 7/5 tổ 1 – P. Tân Thanh – TP Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên

- Điện thoại: Điện thoại: 0230.03836 556 – 0230 3837 557; Fax: 0230.3826 225

- Địa chỉ nhận HSDT: Số 672 đường 7/5 tổ 1 – P. Tân Thanh – TP Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên

- Thời điểm đóng thầu: 8h ngày 03 tháng 11 năm 2012

- HSDT sẽ được mở công khai vào 8h30 giờ Việt Nam ngày 03 tháng 11 năm 2012, tại Số 672 đường 7/5 tổ 1 – P. Tân Thanh – TP Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên

Ban quản lý dự án “ Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” tỉnh Điện Biên ính mời đại diện của các nhà thầu nộp HSDT tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên.

 


Đấu thầu thiết bị văn phòng – BQLDA TCLNCDVN – Điện Biên

Mua VLXD: Cần thận trọng với hàng giá rẻ

Đang mùa xây dựng nhưng dạo quanh những con phố chuyên kinh doanh VLXD như Cát Linh, Thanh Nhàn, Trường Trinh… thì điều mắt thấy tai nghe là hàng hóa ế ẩm, cửa hàng ít khách

 

Chủ cửa hàng: lợi nhuận hơn doanh số

Đang mùa xây dựng nhưng dạo quanh những con phố chuyên kinh doanh VLXD như Cát Linh, Thanh Nhàn, Trường Trinh… thì điều mắt thấy tai nghe là hàng hóa ế ẩm, cửa hàng ít khách. Đại diện cửa hàng VLXD 420 Trường Chinh cho biết: Không chỉ cửa hàng tôi mà tất cả các cửa hàng, đại lý kinh doanh VLXD đều ế ẩm. Hàng tồn kho lớn, người mua thì ít.

Theo ông Nguyễn Hữu Đức- IFC Đông Đức, Trong gần 20 năm kinh doanh VLXD, tôi thấy đây là giai đoạn khó khăn nhất. Dù đã dùng mọi cách để đẩy mạnh doanh số, lợi nhuận nhưng đến thời điểm này doanh thu của Công ty vẫn giảm 70%, chỉ bằng 30% so với năm trước.
Ông Đức cho biết: Trước kia, đơn vị ông chủ yếu cung cấp cho các công trình lớn nhưng từ đầu năm đến nay chưa có hợp đồng nào vài tỷ, hợp đồng lớn nhất cũng chưa được 1 tỷ. Chúng tôi chuyển hướng cung cấp cho người dân xây nhà nhưng lượng xây nhà trong dân cũng không nhiều. Với người làm kinh doanh như chúng tôi, doanh số không quan trọng bằng doanh thu và lợi nhuận. Có hợp đồng lớn mà khả năng giải ngân chậm hoặc thanh toán yếu chúng tôi cũng không dám bán. Trong thời điểm hiện nay, kinh doanh cần cân nhắc kỹ chứ không phải nhìn thấy hợp đồng là ký.

Đại diện chủ cửa hàng khác cho biết: cửa hàng có đủ chủng loại VLXD, hàng Trung Quốc giá rẻ vẫn len lỏi vào thị trường, đánh vào tâm lý thích rẻ của người dân. Người dân có nhu cầu chúng tôi vẫn bán nhưng nói thực là tiền nào của ấy thôi.

Người mua cần thận trọng với hàng giá quá rẻ

Theo ghi nhận của phóng viên, trên thị trường VLXD hiện khá đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, giá cả và xuất xứ, từ hàng trong nước đến hàng nước ngoài như Toto, Viglacera, Prime, Inax, . Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn hiện nay, những mặt hàng cao cấp không được nhiều người dân quan tâm, tâm điểm của sự chú ý là mặt hàng VLXD sản xuất trong nước, giá thành rẻ.

Tuy nhiên, đại diện một cửa hàng cung cấp các chủng loại VLXD cho biết: so với nhiều sản phẩm nhập khẩu, giá vật liệu xây dựng Việt Nam vẫn còn khá cao. Trừ những người có tiền còn đa số sẽ lựa chọn các sản phẩm giá rẻ, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản cũng sử dụng VLXD Trung Quốc có giá rẻ hơn 20 – 30% và sẵn sàng bỏ quên hàng nội địa để giảm suất đầu tư và gia tăng lợi nhuận.

Ông Nguyễn Hữu Đức cảnh báo: Như các thị trường khác, thị trường VLXD cũng có hàng nhái giả danh hàng thương hiệu chất lượng cao. Người mua cần lựa chọn cơ sở, cửa hàng cung cấp uy tín, xem xét kỹ về xuất xứ, chất lượng và giá cả, tránh mắc bẫy ham rẻ mà mua phải hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng dán mác hàng Việt chất lượng cao.

 

 


Mua VLXD: Cần thận trọng với hàng giá rẻ

Ngành VLXD: Ngắc ngoải tìm lối thoát

Trong bối cảnh ảm đạm chung của thị trường bất động sản (BĐS), ngành vật liệu xây dựng (VLXD) cũng đang vật lộn tìm cách tháo gỡ khó khăn.

 

Thế nhưng, bế tắc đầu ra, ngặt nghèo về vốn cộng với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường đang đẩy nhiều doanh nghiệp xi măng, thép… đến bờ vực phá sản.

Tiêu thụ chậm, hàng tồn cao

Kể từ đầu năm 2011, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế và sự ảm đạm trên thị trường BĐS, các doanh nghiệp ngành VLXD phải đối mặt với vô vàn áp lực. Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tính đến giữa tháng 9, tổng lượng tồn kho của thép xây dựng lên đến 400.000 tấn và phôi thép 520.000 tấn, gấp đôi so với mức dự trữ bình quân hàng tháng của doanh nghiệp thép.

Hiện nhiều nhà máy thép chỉ vận hành 50-60% công suất, thậm chí ngừng sản xuất để hạn chế thua lỗ. Với lượng tồn kho này, lãi doanh nghiệp phải trả hàng tháng gần 150 tỷ đồng. Tương tự doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đang chật vật tìm cách giải phóng hàng.

Theo dự báo từ nay đến cuối năm, khoảng 20% doanh nghiệp thép có thể sẽ bị phá sản. Do sức mua giảm mạnh trong 2 tháng gần đây, nhiều nhà máy thép buộc phải cắt giảm công suất đáng kể và các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có khả năng bị phá sản trước nhất. Điều này đã được hiệp hội cảnh báo vài năm trước, bây giờ các doanh nghiệp này mới bắt đầu thấm thía khi thép làm ra bán không được, công suất cắt giảm đến 50%, lâm vào thế bí trước áp lực lãi suất ngân hàng cao…(Ông Nguyễn Tiến Nghị, Phó Chủ tịch VSA)

Theo số liệu của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), hết tháng 9-2011, tổng lượng xi măng tiêu thụ mới đạt 14,53 triệu tấn so với mục tiêu 20,7 triệu tấn cả năm 2011 (tiêu thụ nội địa 19,55 triệu tấn, xuất khẩu 1,15 triệu tấn).

Hiện nay lượng xi măng và clinker tồn kho của Vicem vào khoảng 2 triệu tấn. Nhiều nhà máy sản xuất thép và xi măng hoạt động cầm chừng, chỉ 20% trên dưới công suất, thậm chí nhiều nhà máy phải tạm dừng sản xuất dù chưa tuyên bố phá sản.

Trong tháng 8, trừ 3 doanh nghiệp là Tam Điệp, Bút Sơn và Bỉm Sơn, các doanh nghiệp còn lại thuộc Vicem đều không đạt chỉ tiêu về doanh số tiêu thụ. Một số doanh nghiệp thép khá nổi tiếng như Vạn Lợi, Thép Đình Vũ (Hải Phòng), CTCP luyện thép Sông Đà, CTCP thép Cửu Long Vinashin… cũng đều ở trong tình cảnh “ngắc ngoải”, phải tạm ngưng sản xuất.

Các VLXD khác như cát, sỏi, đá ốp lát, trang trí nội thất, bê tông… cũng chung số phận. Theo thống kê của Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, lượng gạch ốp lát tồn kho đã lên tới hơn 30 triệu m2 dù các nhà máy chỉ chạy khoảng 70% công suất. Hội VLXD Việt Nam cũng cho biết một số nhà máy bê tông tồn kho lên tới hàng tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Trung, Tổng thư ký Hiệp hội Kính Việt Nam, cho biết năm nay lượng kính tồn kho gấp 2 lần năm 2010, giá bán tụt giảm tới 48% trong vòng 5 tháng trở lại đây. Hiệp hội Kính có 120 hội viên, chỉ vài hội viên có lãi còn đa số hòa và lỗ vốn. Trên thực tế, các doanh nghiệp ngành VLXD đang trải qua thời kỳ khủng hoảng kéo dài nhất từ trước đến nay.

Trong nhiều tháng qua, các cửa hàng kinh doanh VLXD tại Hà Nội, TPHCM luôn trong tình trạng ế ẩm. Giá VLXD thời gian qua hầu như không tăng nhưng vẫn rất ít người mua. Tuy nhiên, điều đáng báo động hiện nay là các doanh nghiệp thép đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, đầu tư manh mún, tiêu tốn điện nhiều, chất lượng sản phẩm thấp…

Nguy cơ hiển hiện

Đói vốn là biểu hiện dễ thấy ở tất cả doanh nghiệp VLXD thời điểm này. Cách đây vài tháng, trong cuộc họp với Bộ Xây dựng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Lê Văn Chung, từng bức xúc: “Đi vay lúc này cũng chỉ là để nấu cháo ăn qua bữa. Lợi nhuận chỉ vài phần trăm làm sao có tiền để trả lãi trên 20%. Thắt chặt tín dụng mà dẫn đến sản xuất đình đốn thì không hợp lý.

Nếu siết đến mức các đơn vị sản xuất, kinh doanh đổ bể, ngân hàng cũng không thể đòi được nợ. Tổng công ty Xi măng là một đơn vị sản xuất thực sự nhưng lợi nhuận chỉ khoảng 2-3%. Nếu tính lợi nhuận trên tổng vốn bỏ ra 12.000 tỷ đồng, coi như doanh nghiệp không có lãi”.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp xi măng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt khi thừa công suất. Theo dự báo của ông Lê Văn Chung, tiêu thụ xi măng sẽ còn căng thẳng vì thời gian tới nguồn cung xi măng trên thị trường vẫn tiếp tục tăng. Riêng trong năm 2011 toàn ngành xi măng sẽ có thêm 11 dự án mới được đưa vào hoạt động, tức lượng xi măng dư thừa năm nay dự kiến 4-5 triệu tấn và vào năm 2012 sẽ xấp xỉ 8 triệu tấn.

Theo dự báo, lượng tiêu thụ xi măng mỗi năm tăng khoảng 10%. Nhưng với tốc độ sụt giảm của thị trường như hiện nay, dự báo này trở thành lạc hậu. Bởi tháng 7-2010 lượng tiêu thụ xi măng cả nước hơn 4 triệu tấn, còn tháng 7-2011 chỉ tiêu thụ được 3,7 triệu tấn, bằng 67% so với tháng 3 cùng năm. Khó khăn nữa của ngành thép là ngân hàng rất ngại cho doanh nghiệp thép vay vốn. Theo đó, trước đây doanh nghiệp vay thế chấp chính bằng hàng hóa nay ngân hàng yêu cầu phải có thêm tài sản khác đảm bảo.

Tính đến nay, tổng công suất thép xây dựng cả nước khoảng 9 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tháng 6 và tháng 7, mức tiêu thụ thép xây dựng mỗi tháng tối đa khoảng 300.000 tấn/tháng, dưới 50% công suất hiện tại của toàn ngành.

Điều này đang khiến nhiều doanh nghiệp thép “hoảng” khi dự kiến đến năm 2015, cả nước chỉ cần khoảng 15 triệu tấn thép và năm 2020 là 20 triệu tấn thép, trong khi tổng công suất thiết kế của các dự án lên tới 26 triệu tấn/năm, chưa kể dự án 5 triệu tấn của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam tại Hà Tĩnh, dự án thép tấm cán nóng Bà Rịa - Vũng Tàu (Tổng công ty Thép Việt Nam mua lại của Tập đoàn Essar) 2 triệu tấn/năm

 

 
Tầm nhìn quy hoạch?

Không khó để “bắt bệnh” thị trường VLXD Việt Nam. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên do để kiềm chế lạm phát, Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết khiến thị trường BĐS rơi vào tình trạng đóng băng.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do quy hoạch ngành VLXD như thép, xi măng bất hợp lý. Tình trạng các địa phương - dù không có lợi thế - nhưng vẫn đua nhau mời gọi đầu tư xây dựng nhà máy xi măng, thép. Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến nay trong 65 dự án thép có công suất thiết kế từ 100.000 tấn/năm trở lên, có tới 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tập trung ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương...

Trong số này có hơn 20 dự án là địa phương cấp sai thẩm quyền… Còn câu chuyện về “vỡ” quy hoạch xi măng dường như quá quen thuộc, đã được đề cập nhiều từ vài năm trước.

Như vậy có thể thấy, việc phá vỡ quy hoạch VLXD và những hệ lụy mà nó mang lại, đặc biệt với ngành thép, xi măng rất rõ ràng. Sau giai đoạn “đói góp”, thời điểm “no dồn” lại gặp phải khó khăn về kinh tế nên các doanh nghiệp lao đao. Mặt khác, trong khi tình hình xuất khẩu không mấy khả quan, nhiều sản phẩm dư thừa công suất gấp đôi so với nhu cầu nhưng nhiều sản phẩm lại phải nhập khẩu với số lượng lớn như thép tấm, thép cuộn cán nóng… khiến cho ngành mất cân đối nghiêm trọng.

Hiện doanh nghiệp ngành thép cũng đang đối diện với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá từ Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia. Rõ ràng, lúc này, cuộc khủng hoảng thừa thép, xi măng đã không còn ở dạng “nguy cơ” mà đang hiện hữu, tác động tiêu cực đến chính các doanh nghiệp, đẩy ngành thép, xi măng và nhiều doanh nghiệp VLXD khác vào tình trạng khó khăn không lối thoát.

“Mặc dù chưa tuyên bố phá sản nhưng công ty gần như không hoạt động từ 2 tháng nay. Hiện lượng thép xây dựng tồn kho hàng chục nghìn tấn, vốn ứ ở đây nên không có tiền để trả tiền điện, tiền lãi… Chúng tôi thực sự chưa biết xoay ra sao”- một doanh nghiệp thép ở Hải Phòng cho biết. Cũng theo doanh nghiệp này, nếu Nhà nước không sớm nới tín dụng, không hạn chế nhập khẩu… đến cuối năm nay sẽ có hàng loạt doanh nghiệp phá sản.

Hiện các doanh nghiệp sản xuất VLXD chỉ còn biết trông chờ vào dấu hiệu khởi sắc của thị trường BĐS và chi phí đầu vào sẽ giảm bớt khi có chủ trương giảm lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên triển vọng thị trường còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ.

 


Ngành VLXD: Ngắc ngoải tìm lối thoát

Việc cấp phép xây dựng có gì mới?

Thông tư hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) mới được Bộ Xây dựng ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 6-2-2013.

 

Nhà siêu mỏng tại quận Ba Đình Hà Nội từng gây bức xúc trong dư luận

Điểm mới đầu tiên trong Thông tư này là tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD. Đây là một trong những vướng mắc gây ách tắc hồ sơ xin cấp GPXD, bởi theo Nghị định (NĐ) 64/CP, một trong những căn cứ để cấp GPXD là quy hoạch chi tiết được duyệt thì hầu như các địa phương đều chưa có. Khi NĐ 64/CP có hiệu lực, nhiều địa phương đã lúng túng, không biết xử lý ra sao. Có nơi thì tạm dừng chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, có nơi thì vẫn vận dụng quy định cũ hoặc căn cứ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 thay cho quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để giải quyết hồ sơ xin cấp GPXD. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, UBND thành phố cũng đã có hướng dẫn, theo đó những trường hợp có thể áp dụng quy định của NĐ 64/CP để giải quyết hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền căn cứ NĐ 64 để cấp phép. Những quy định trong Quyết định 04 của UBND thành phố Hà Nội (quy trình cấp phép cũ) liên quan đến phân cấp, trách nhiệm cơ quan, cá nhân liên quan đến cấp GPXD, quản lý trật tự xây dựng và các nơi khác không trái NĐ 64 thì vẫn được áp dụng. Để gỡ "nút thắt" này, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng đã quy định, đối với khu vực, tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD. Như vậy, quy định này vừa tránh tình trạng thỏa thuận, xin cho tùy tiện với từng trường hợp khi cấp GPXD, đồng thời việc lập thiết kế đô thị sẽ nhanh, gọn hơn nhiều, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp GPXD của người dân.

Để làm rõ hơn, bộ hướng dẫn UBND cấp tỉnh có thể căn cứ vào tính chất, chức năng và yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị quy định cụ thể các khu vực, tuyến phố trong đô thị phải lập đồ án thiết kế đô thị, đặc biệt với các tuyến phố có lộ giới từ 12m trở lên và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồ án thiết kế đô thị theo quy định hiện hành. Những khu vực, tuyến phố khác không thuộc danh mục yêu cầu phải lập đồ án thiết kế đô thị thì UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc để làm căn cứ cấp GPXD. Lý giải thêm, Bộ Xây dựng cho biết, về nguyên tắc, một trong các căn cứ để xem xét cấp GPXD là quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Tuy nhiên, do các địa phương triển khai quy định chậm, nên đến nay hầu hết đô thị chưa phủ kín quy hoạch chi tiết, chưa có thiết kế đô thị cũng như các quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc. Do đó, để bảo đảm các điều kiện cấp GPXD, tại Nghị quyết số 83/NQ-CP (ngày 7-12-2012), Chính phủ cho phép lùi thời điểm thực hiện quy định trên đến ngày 1-7-2013. Đồng thời, yêu cầu các địa phương triển khai nhanh việc lập thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD.


Thu Hiền

 


Việc cấp phép xây dựng có gì mới?

Phòng xa cơn lốc vật liệu Trung Quốc

Thép tồn kho trong nước chất đống, song thép Trung Quốc vẫn tràn vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt.

 

Nếu không có giải pháp ứng phó, câu chuyện của ngành thép sẽ không là ngoại lệ trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam năm 2013, bởi nhiều ngành sản xuất của Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa.

    Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 9 tháng đầu năm 2012, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt 137.500 tấn, cao gấp 5,5 lần so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, vào năm 2010 con số này là 24.900 tấn và cả năm 2011 cũng chỉ đến 53.600 tấn.

    Đáng chú ý là những sản phẩm này khi nhập khẩu vào đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh. Lợi dụng quy định thép hợp kim được hưởng thuế suất thấp, nhiều nhà nhập khẩu đã thêm một lượng nhỏ nguyên tố Bo vào trong thép (khoảng 0,0008%), “phù phép” thép xây dựng sang thép hợp kim, từ đó được hưởng thuế thấp hơn. Về lý thuyết, hàm lượng Bo có thể làm gia tăng độ cứng trong thép, thông thường, thép hợp kim sẽ được sử dụng cho mục đích cơ khí, chế tạo... Tuy nhiên, theo phân tích thì tỷ lệ trên chỉ là vi lượng, không làm thay đổi tính chất vật lý cũng như “mác” của thép, không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho cơ khí, chế tạo và cũng không phải thành phần cần thiết cấu thành chất lượng đối với thép xây dựng.

    Với chiêu lách luật này, thép Trung Quốc hiện được bán với giá thấp 800.000 - 1.000.000 đồng/tấn, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh sản xuất khó khăn như hiện nay.

    Trước thép, kính nội cũng lao đao trên sân nhà khi kính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với lượng nhập khẩu mỗi tháng ước 2 triệu tấn. Kính nhập khẩu giá rẻ cũng sử dụng những phương thức gian lận thương mại như giá tính thuế thấp hơn giá trị thực từ 50 - 70% và chỉ bằng 1/3 so với sản xuất ở Việt Nam, kê khai độ dày của kính thấp hơn…

    Lãnh đạo một doanh nghiệp vật liệu khi được hỏi về nguy cơ hàng nhập tràn vào Việt Nam năm 2013 cho biết, giới kinh doanh Việt Nam đang thực sự lo lắng. Sản xuất của Việt Nam nhiều khi vẫn manh mún nhỏ lẻ, trong khi các nhà máy của Trung Quốc có sản lượng rất lớn, ồ ạt ra hàng, nếu họ khủng hoảng thừa, bán rẻ bằng mọi giá, sẽ rất khó để chống đỡ.

    Hiện các nhà máy thép đang loay hoay đầu ra do một thời gian dài không chăm chút cho thị trường tiêu dùng dân dụng. Tổng giám đốc một công ty thép cho hay, tiêu thụ thép có đặc thù riêng, đó là phải xây dựng được thương hiệu mạnh mới tiêu dùng dân sinh được, mà điều này phải có thời gian. Do đặc tính như vậy, thép Trung Quốc giá rẻ đã tận dụng để len chân vào thị trường này và cũng rất dễ được người dân sử dụng, vì rất khó phân biệt.

    Theo VSA, tổng công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước tính đến thời điểm này đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, trong khi khả năng tiêu thụ bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 6 triệu tấn, riêng năm 2012 ước chỉ đạt trên 5 triệu tấn. Trong thời điểm này, các doanh nghiệp thép đang chồng chất khó khăn bởi lãi suất ngân hàng, ứ đọng vốn, tồn kho cao, buộc phải giãn hoặc dừng sản xuất. Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, 9 tháng đầu năm 2012, chỉ số tồn kho của sản xuất sắt, thép và gang tăng 40,6% so với cùng kỳ, nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất từ 30 - 45%.

    Lối ra cho ngành vật liệu Việt Nam, bên cạnh kích cầu trong nước, rất cần khơi thông kênh xuất khẩu. VSA kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện hơn nữa trong công tác xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu thép. Đồng thời, xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% để giảm áp lực tồn kho hiện nay của ngành. 9 tháng đầu năm, ngành thép xuất khẩu được 1,44 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.

 


Phòng xa cơn lốc vật liệu Trung Quốc

Sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung: Nhiều gian nan

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 567 và Chương trình 567)

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 (gọi tắt là Quyết định 567 và Chương trình 567), sau gần hai năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế cần tháo gỡ. Thực trạng sản xuất VLXKN Theo thống kê, từ đầu năm 2010 đến nay, các dây chuyền sản xuất gạch xi măng - cốt liệu với quy mô công suất nhỏ vẫn phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Một số DN đã đầu tư nghiên cứu công nghệ, thiết bị mới để sản xuất gạch xi măng - cốt liệu với công suất từ 10 - 60 triệu viên quy tiêu chuẩn (QTC)/năm. Thiết bị chính của dây chuyền sản xuất phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc, phần còn lại gia công trong nước. Hiện nay trên toàn quốc đã đầu tư khoảng hơn 1 nghìn dây chuyền có công suất dưới 7 triệu viên/năm và khoảng 50 dây chuyền có công suất từ 7 - 60 triệu viên/năm. Tổng công suất sản xuất khoảng trên 3 tỷ viên/năm. Tổng giá trị đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nam, Hòa Bình, Thanh Hoá, Nghệ An... có nguồn nguyên liệu dồi dào như đá mạt, xỉ lò, tro bay đã sản xuất gạch xi măng - cốt liệu với nhiều quy mô công suất khác nhau. Nhiều DN đã đi sâu nghiên cứu công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng suất, ổn định chất lượng sản phẩm. Sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận nên các DN này sản xuất đạt công suất thiết kế. Sản lượng sản xuất năm 2011 ước đạt 2,8 tỷ viên QTC. Một số DN có thuận lợi về nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra có giá thành hạ tiêu thụ tương đối tốt. Năm 2011, gạch xi măng - cốt liệu tiêu thụ được khoảng 85 - 90% sản lượng sản xuất. Đối với gạch bê tông khí chưng áp, trên toàn quốc đã có 22 DN lập dự án đầu tư sản xuất gạch bê tông khí chưng áp với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu m3/năm. Trong đó có 9 dự án với tổng công suất 1,5 triệu m3/năm (tương đương 945 triệu viên QTC/năm) đã đi vào sản xuất. 13 dự án còn lại với tổng công suất 2,3 triệu m3 (tương đương 1,45 tỷ viên QTC/năm) đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và lắp đặt thiết bị. Dự kiến các dự án này đi vào sản xuất năm 2012. Giá trị đầu tư 9 dây chuyền khoảng 650 tỷ đồng và 13 dây chuyền tiếp theo khoảng 1 nghìn tỷ đồng. Đến nay, có 9 dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp đã đi vào sản xuất. Các dây chuyền sản xuất hầu hết chỉ đạt 20 - 30% công suất thiết kế. Chỉ có 1 dây chuyền đạt gần 50% công suất thiết kế (tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Năm 2011, tổng sản lượng của các dây chuyền sản xuất bê tông khí chưng áp đạt khoảng 0,4 triệu m3. Tuy nhiên, việc tiêu thụ vật liệu xây không nung nhẹ rất khó khăn. Đa số các DN chỉ tiêu thụ được 45 - 55% sản lượng. Một số DN không tiêu thụ được nên đã phải dừng sản xuất. Năm 2011, tổng sản lượng tiêu thụ của 9 DN chỉ đạt khoảng 0,2 triệu m3. Đối với gạch bê tông bọt, tính đến nay đã có 17 cơ sở đầu tư dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt với công suất mỗi dây chuyền từ 4 - 12 nghìn m3/năm. Tổng công suất của những cơ sở này, nếu chỉ sản xuất 1 ca/ngày đạt trên 190 nghìn m3 tương đương 120 triệu viên QTC/năm. Nếu công suất tính theo 2 ca sản xuất thì sản lượng sẽ đạt 380 nghìn m3 tương đương 240 triệu viên QTC/năm. Giá trị đầu tư cho 17 dây chuyền khoảng 120 tỷ đồng. Trong số đó có DN đã đầu tư dây chuyền sản xuất bê tông bọt công suất 70 nghìn m3/năm với công nghệ và thiết bị của Liên bang Nga. Các dây chuyền sản xuất hầu hết chỉ đạt 40 - 50% công suất thiết kế. Năm 2011, tổng sản lượng các dây chuyền sản xuất bê tông bọt đạt khoảng 0,1 triệu m3. Còn nhiều khó khăn Việc tiêu thụ vật liệu xây không nung, đặc biệt là loại vật liệu xây không nung nhẹ đang gặp nhiều khó khăn. Các dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ mới chỉ được khai thác với một tỷ lệ rất thấp. Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân của những khó khăn trên là do: Các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung chậm được ban hành, nên các DN đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung chưa được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Những quy định sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa đủ mạnh để buộc các chủ đầu tư phải sử dụng vật liệu xây không nung. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, hướng dẫn thi công và nghiệm thu khối xây, định mức kinh tế kỹ thuật với khối xây khi sử dụng vật liệu xây không nung ban hành chậm (cuối năm 2011 mới ban hành). Nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về vật liệu xây không nung còn chưa đầy đủ; chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm vật liệu xây không nung nói chung và gạch bê tông nhẹ nói riêng. Các nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm trong tiếp nhận công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất. Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật chưa được đào tạo chu đáo. Các nhà máy vừa sản xuất vừa phải điều chỉnh thiết bị nên sản xuất chưa ổn định; chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, tỷ lệ thu hồi thấp. Công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm của các DN còn hạn chế, chưa nêu bật được những tính năng vượt trội của vật liệu xây không nung loại nhẹ nói riêng và vật liệu xây không nung nói chung. Mặt khác, các nhà máy sản xuất bê tông nhẹ ra đời vào thời điểm thị trường xây dựng trầm lắng do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, Nhà nước ta đang áp dụng các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công dẫn đến nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng giảm đáng kể. Một trong những nguyên nhân cũng được nhắc đến là tình hình sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung trên phạm vi toàn quốc vẫn diễn ra phổ biến. Việc xoá bỏ lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung tại nhiều địa phương chưa đạt kết quả. Theo số liệu thống kê sản lượng gạch đất sét nung ước tính năm 2011 đạt khoảng 20,9 tỷ viên, chiếm 83,7% vật liệu xây, trong đó gạch sản xuất bằng lò thủ công chiếm 35 - 40%. Các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung, đặc biệt là sản xuất bằng phương pháp thủ công hầu như không đóng thuế tài nguyên. Những nơi có đóng thuế tài nguyên đất sét thì con số cũng rất nhỏ, vì hiện nay thuế suất thuế tài nguyên đối với đất sét làm gạch chỉ ở mức 7%. Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch nung cũng đang ở mức thấp (1,5 - 2 nghìn đ/m3), nhưng thu cũng chưa triệt để. Thiết nghĩ, để thực hiện có hiệu quả Chương trình 567, Nhà nước cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Theo Báo xây dựng
Sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung: Nhiều gian nan

Giá thép Trung Quốc thấp nhất 10 tháng, khả năng xuống tiếp

Giá thép tại Trung Quốc có thể kéo dài đà giảm, buộc các nhà sản xuất nơi đây phải tạm ngưng hoạt động để bảo trì hoặc cắt giảm sản lượng.

 

Giá thép cuộn cán nóng hôm nay chỉ còn 4.538 NDT/tấn, tức 712 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 20/12 năm ngoái. Cuối tháng 8, giá loại thép này ở 4.837 NDT/tấn.


Nguyên nhân khiến giá thép hạ mạnh trong thời gian gần đây là nỗi lo kinh tế toàn cầu chững lại sẽ kìm hãm nhu cầu xây dựng ở Trung Quốc. Giá thép giảm đã khiến cho lợi nhuận của các nhà sản xuất bắt đầu sụt giảm. Hãng Angang Steel Co., - công ty thép Trung Quốc lớn nhất trên sàn chứng khoán Hồng Kông tính theo giá trị thị trường – thông báo lợi nhuận ròng trong 9 tháng đầu năm nay ước giảm 91% so với cùng kỳ năm trước. 

Shirley Zhao và Henry Liu, các chuyên gia phân tích thuộc Mirae Assets Securities nhận xét: “Các nhà máy sẽ không cắt giảm sản lượng cho đến khi họ nhìn thấy lợi nhuận tiêu cực, và đây cũng là một trong các lý do chúng tôi tin tưởng giá thép chưa chạm đáy”.

Trong 10 ngày đầu tháng 10, các nhà máy thép Trung Quốc đã sản xuất trung bình 1,64 triệu tấn thép/ngày, tăng 0,2% so với 10 ngày đầu tháng 9.

Baoshan Iron & Steel Co., hãng sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, ngày 12/10 vừa công bố sẽ giữ nguyên giá thép giao trong tháng 11, sau 2 tháng tăng liên tục.

 


Giá thép Trung Quốc thấp nhất 10 tháng, khả năng xuống tiếp

Vật liệu thời mua tận gốc, bán tận ngọn

Phương án mua hàng tận nơi sản xuất được nhiều người dân và doanh nghiệp lựa chọn trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân và doanh nghiệp phải thắt chặt hầu bao, thì việc mua hàng tận gốc đang được nhiều người lựa chọn. Đây chính là thời điểm các xưởng sản xuất đồ nội thất nhỏ lẻ có ưu thế cạnh tranh. Ông Nguyễn Thành Phương, chủ xưởng sản xuất đồ nội thất tại quận 12, TP. HCM cho biết, mấy năm trước, xưởng của ông chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của các cửa hàng nội thất. Hơn một năm nay, xưởng chủ yếu làm đồ cho khách lẻ, đặt trực tiếp, do người này giới thiệu cho người kia. "Đợt này, chúng tôi có nhiều đơn đặt hàng lẻ, làm không hết việc. Mẫu mã thì làm theo ý khách", ông Phương chia sẻ. Giá cả đang là ưu thế cạnh tranh của các xưởng sản xuất nhỏ so với các thương hiệu lớn trong thời điểm khó khăn hiện nay. Không mất chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí thuê nhân viên bán hàng nên sản phẩm của các xưởng sản xuất nhỏ có giá "mềm" hơn hẳn. Chẳng hạn, với cùng mẫu tủ bếp làm từ chất liệu gỗ sồi, ở các cửa hàng nội thất có giá bán khoảng 6,8 triệu đồng/mét dài, thì đặt làm tại xưởng sản xuất chỉ có giá khoảng 4,8 - 5 triệu đồng (chỉ tương đương với giá gỗ công nghiệp thông thường). Cũng sản phẩm này, ở cửa hàng nội thất lớn như Thanh Dũng Furniture có giá khoảng 7,6 triệu đồng/mét dài, thậm chí loại gỗ sồi tốt nhất trên thị trường hiện nay giá vào khoảng 14 - 16 triệu đồng. Một vòng quanh các showroom nội thất tại TP. HCM, có thể thấy, giá cả sản phẩm ở các trung tâm thương mại lớn như Vincom, Crescent mall đều cao hơn so với các mặt hàng cùng loại, bởi nội thất ở đây phục vụ nhóm khách hàng "nhiều tiền ít thời gian". Nhiều khách hàng chọn phương án đến các showroom của thương hiệu nổi tiếng chọn mẫu mã, sau đó về đặt các xưởng "chế" theo ý muốn. Chị Ngọc Anh ở Phú Nhuận cho biết, một tủ quần áo bằng gỗ sồi dài 2,3 m trên showroom giá 26 triệu đồng, chị lấy mẫu về đặt làm giá chỉ 16,7 triệu đồng. Nếu "biến tấu" chất liệu một chút, với gỗ sồi phía ngoài và bên trong là gỗ tạp thì giá của chiếc tủ chỉ còn 12 triệu đồng. "Tất nhiên, sản phẩm đặt làm có giá rẻ và đảm bảo chất lượng, nhưng nhìn không sang và xịn như ở showroom", chị Ngọc Anh thừa nhận. Chị Minh Hoàn, một tín đồ hàng hiệu ngẩn ngơ khi ngắm bộ sofa da bò nhập từ Italia có giá 360 triệu đồng trưng bày tại Vincom quận 1, nhưng đành chọn phương án mua một bộ giả da có mẫu mã tương tự với giá 16,8 triệu đồng tại Bình Minh Furniture (CMC Plaza, 79B Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình). Và thay vì mua bàn cũng như kệ trang trí có giá 15,5 triệu đồng tại một showroom, chị Hoàn đặt xưởng sản xuất đồ gỗ đóng 2 món đồ đó chỉ với giá hơn 3 triệu đồng. Cô cho rằng, người tiêu dùng thông minh phải biết mua tận gốc để được hưởng giá rẻ. Hàng do các cơ sở trong nước thậm chí còn có chất lượng tốt hơn hàng nhập khẩu dán mác Hồng Kông, Thái Lan rất nhiều. Phương án mua hàng tận nơi sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí không chỉ được khách hàng cá nhân mà cả các nhà thầu dự án chung cư lớn lựa chọn, thay vì mua sỉ hay nhập hàng loạt qua một trung tâm phân phối. Ông Trần Hải Minh, Tổng giám đốc Công ty Tecco cho biết, đặt hàng ở các xưởng sẽ tiết kiệm được nhiều loại chi phí, giá rẻ hơn, chất lượng được kiểm soát, khi cần thay đổi, chỉnh sửa cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, khi một xưởng có đơn hàng, các xưởng khác cũng đến chào hàng, công ty sẽ chọn được mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, việc thanh toán theo tiến độ cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ trong thời buổi lãi suất ngân hàng vẫn còn khá cao. Theo ĐTCK
Vật liệu thời mua tận gốc, bán tận ngọn

Đà Nẵng chọn Singapore làm hình mẫu quy hoạch

Đà Nẵng vừa tổ chức cuộc họp về điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố này đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và quyết định sẽ chọn Singapore làm hình mẫu phát triển đô thị Đà Nẵng trong tương lai.

 

Chủ tịch HĐND thành phố, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng quy hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng để có tầm nhìn xác định mục đích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Mục tiêu trước mắt khi đến cuối năm 2014 là quy hoạch phát triển loại hình đất ở biệt thự, chung cư cao tầng.

 
Ngoài ra, quy hoạch phải chỉ rõ vùng và phân khu chức năng đảm bảo diện tích đất dành cho các ngành giáo dục, y tế... Khu vực nào chưa có điều kiện triển khai thì khoanh lại để triển khai thực hiện sau.
 
Khu vực nội thị làm rõ các quy hoạch về hệ thống cầu vượt, bãi đỗ xe ngầm, đỗ xe trên cao... Đến năm 2018 phải thực hiện 100% nước thải thu gom đều được xử lý. Về cấp điện, cần đảm bảo nguồn điện và điện dự phòng để không xảy ra tình trạng cúp điện. Hạ tầng kỹ thuật đô thị lưu ý việc quy hoạch đối với các ngành và lĩnh vực như hạ tầng thương mại, tài chính- ngân hàng; dịch vụ, kho tàng, bến bãi, đất ở cho các đối tượng sĩ quan lực lượng vũ trang...
 
“Đà Nẵng cũng nên đặt biệt lưu ý và chú trọng việc quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cốt lõi để xây dựng nguồn nhân lực tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý đô thị trong tương lai”, ông Thanh nói.
 
Hướng quy hoạch chính của thành phố Đà Nẵng là quy hoạch đô thị hướng biển và đa trung tâm.
 
Việc quy hoạch xây dựng thành phố triển khai theo 2 giai đoạn gồm giai đoạn đầu thực hiện đến năm 2020, giai đoạn 2 thực hiện đến năm 2030.
 
Theo đánh giá của UBND thành phố Đà Nẵng, đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2030 là phát triển cơ sở vật chất hiện đại, tạo dựng môi trường sống về giao thông, nhà ở, việc làm, vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh quốc phòng.

 


Đà Nẵng chọn Singapore làm hình mẫu quy hoạch

Thủy điện Sơn La: Đích ở rất gần

Vẫn biết TCty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) đồng thời tham gia thi công trên các công trình trọng điểm như thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Bắc Hà…

nhưng tôi không ngờ được rằng, để đến được các công trường đó, chúng tôi đã đi trọn một vòng Tây Bắc, xấp xỉ hai nghìn cây số, ròng rã gần một tuần trời. Đó là quãng đường rất dài, nhiều gian khó, một hành trình vắt sức của cả những tay lái thạo địa hình lẫn người ngồi xe say lử lả. Nhưng đó cũng là một cung đường đẹp của đất nước, một hành trình để lại nhiều ấn tượng… Thuỷ điện Sơn La gần lắm ngày phát điện. Xuất phát từ Hà Nội, điểm đến đầu tiên của chúng tôi là công trình thủy điện Sơn La trên địa phận huyện Mường La, tỉnh Sơn La, cách Hà Nội hơn 350km. Đứng trước công trình đã lên vóc, lên hình, chúng tôi bị choáng ngợp trước vẻ hoành tráng, đồ sộ... Không choáng ngợp sao được khi công trình đang nắm giữ hàng loạt các kỷ lục như công suất lớn nhất Đông Nam Á (2.400MW), đập bê tông đầm lăn lớn nhất Đông Nam Á (2,7 triệu m3), thời gian thi công ngắn nhất… Không choáng ngợp sao được khi hàng nghìn người lao động nhỏ bé cứ lọt thỏm giữa tầng tầng, lớp lớp bê tông, cốt thép, giữa "rừng" thiết bị cẩu tháp, cần trục, kết cấu thép phi tiêu chuẩn khổng lồ do chính họ vận hành, lắp đặt… Thủy điện Sơn La lúc này đang bước vào giai đoạn thi công nước rút. Chỉ còn hơn 50 ngày nữa, công trình dự kiến phát điện tổ máy 1. Riêng TCty LICOGI thì đã hoàn thành đến 99% khối lượng công việc của mình. Chẳng biết có phải vì đích ở gần lắm rồi mà giờ đây người LICOGI kể chuyện thi công thủy điện Sơn La cứ nhẹ tênh. Nhưng chúng tôi biết, làm thủy điện ở Sơn La chưa bao giờ dễ dàng. Và càng không dễ dàng khi LICOGI lần đầu tiên đảm nhiệm các hạng mục đập tràn xả lũ, đập không tràn, tường phân dòng hạ lưu công trình thủy điện. Còn nhớ, tháng 3/2003, TCty LICOGI bắt đầu tiến quân vào công trường và bắt tay ngay vào việc thi công một phần kênh, cống dẫn dòng. Khi đó, LICOGI không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Bởi lâu nay lực lượng cơ giới chỉ tinh nhuệ trong lĩnh vực đào đắp đất, đá, bốc xúc vận chuyển… nhưng ở công trường thủy điện Sơn La, LICOGI phải đảm nhiệm trọn vẹn các hạng mục từ đào đất đá, xử lý nền móng đến thi công bê tông, xây lắp hoàn thiện. Để làm tốt nhiệm vụ, LICOGI vừa phải tập hợp được một đội hình cán bộ, kỹ sư, công nhân nhiệt huyết, vừa phải đầu tư chiều sâu hàng loạt các chủng loại thiết bị chuyên dụng hiện đại, tiên tiến. Thiết bị mới, công việc mới mẻ, cán bộ kỹ thuật trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm… nên đôi khi, hạng mục của LICOGI không đạt được tiến độ máu lửa mà công trường đòi hỏi. Khi đó, đích thân lãnh đạo của TCty và các đơn vị thành viên phải nằm lại công trường "ốp" việc. Rồi thì sự lúng túng ban đầu cũng qua đi. Dần dần LICOGI khẳng định được năng lực sở trường. Tiến độ đào và đắp không chỉ vượt các nhà thầu bạn mà ở phần việc đổ bê tông mái kênh và cống dẫn dòng, một lần nữa, LICOGI áp dụng công nghệ cốp pha trượt (vốn gặt được thành công rực rỡ ở công trường nhiệt điện Phả Lại II), cốp pha tấm lớn, góp phần đẩy tiến độ lên một bậc. Kết quả, hạng mục đã được Hội đồng nghiệm thu nhà nước ghi nhận là bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật. Trên công trình thuỷ điện Sơn La, LICOGI đào trên 3 triệu mét khối đất đá, thi công trên 500m hầm và 600 nghìn mét khối bê tông. Phấn kích với thành công ban đầu, LICOGI hào hứng bước vào thi công các hạng mục tiếp theo là đào đất đá móng và vai đập bờ phải, thi công bê tông tràn xả lũ, đập không tràn, tường phân dòng hạ lưu. Ông Chu Văn Tiến - Giám đốc Ban Điều hành TCty LICOGI tại công trình thủy điện Sơn La cho biết: Tính đến thời điểm này, LICOGI đã đào đắp trên 3 triệu m3 đất đá, thi công hơn 500m hầm và trên 600.000m3 bê tông đập. Tùy từng thời điểm, TCty tung vào "chiến trường" những nhà thầu thiện nghệ theo sở trường, thế mạnh của từng đơn vị. Đào đất đá thì có LICOGI 12, thi công bê tông thì có LICOGI 18 chủ lực, đào hầm thì có LICOGI 15… Ông Tiến nhấn mạnh: Tuy lần đầu tiên thi công bê tông đập thủy điện nhưng trước đó, LICOGI 18 luôn là nhà thầu giàu kinh nghiệm trong xây lắp các công trình nhiệt điện lớn nên đã nhanh chóng nắm bắt được quy trình kỹ thuật, thi công đạt tiến độ, bảo đảm chất lượng và đẹp về mỹ thuật. Có thể nói với LICOGI kỹ thuật không phải là thách thức ghê gớm. Cùng với sự nỗ lực của các nhà thầu thành viên, TCty còn luân phiên cắt cử lãnh đạo cấp cao "nằm vùng" trực tiếp chỉ đạo công trường. Đầu tiên là Phó tổng giám đốc Phạm Trung Tuyến, tiếp đến là Phó tổng giám đốc Ngô Quốc Minh và hiện tại là Phó tổng giám đốc Vũ Duy Quang. Ấy vậy mà lắm khi, các hạng mục của LICOGI vẫn cứ "nằm trong vùng mắt bão"… Bây giờ hỏi lại đâu là thời khắc ấn tượng nhất trên công trường thủy điện Sơn La, tôi đồ rằng sẽ không ít câu trả lời. Với Phó tổng giám đốc Ngô Quốc Minh có lẽ là thời điểm thi công hầm hành lang tiêu nước (hầm 130,1 trong năm 2006 - 2007). Hầm gấp khúc, nhỏ và dài, điều kiện thi công cực kỳ khó khăn, ở độ sâu luôn luôn ngập nước. Hơn thế, do địa chất đứt gãy, 20m dài hầm bị đất đá sạt trượt gây nguy hiểm cho người và thiết bị thi công. Hiệu quả kinh tế kém, nhà thầu thành viên ngán ngẩm. Vì "màu cờ sắc áo", vì thương hiệu LICOGI, Ban điều hành TCty phải đứng ra trực tiếp đảm nhiệm thi công hạng mục hầm 130,1 với quan điểm dứt khoát "lỗ cũng phải làm". Lực lượng đào hầm của LICOGI 10 vừa hoàn thành xuất sắc việc thi công vượt đoạn địa chất đứt gãy ở hầm thủy điện A Vương được điều từ Đà Nẵng ra Bắc. Lực lượng khoan nổ của LICOGI 15 và một vài thợ khoan nổ lành nghề được mời, thuê về. Không ai khác, chính LICOGI đưa ra giải pháp, cứ đào 5m lại làm vòm thép chống sạt, sau đó khoan phun bê tông gia cố vòm hầm, rồi khoan nổ tiếp. Kiên trì và dũng cảm nhích từng bước nhỏ như vậy, cuối cùng LICOGI cũng hoàn thành thi công hầm đạt thiết kế. LICOGI chế tạo và lắp đặt giàn không gian cho mái Nhà máy thuỷ điện Sơn La. Còn Phó tổng giám đốc Vũ Duy Quang thì có lẽ "ấn tượng khó phai" với những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010. Theo yêu cầu tiến độ, LICOGI thường xuyên phải duy trì khối lượng thi công rất lớn 15.000 - 16.000m3 bê tông/tháng. Trong khi đó, điều kiện thi công hết sức khó khăn do công trình phát triển lên cao, mặt bằng thi công thu hẹp và phải thi công xen kẽ giữa lực lượng xây lắp LICOGI và lực lượng lắp máy. Có những thời điểm, người và thiết bị của LICOGI phải tạm dừng thi công trong thời gian khá dài để nhường lại hiện trường cho đơn vị lắp máy… Tiến độ các hạng mục của LICOGI đã găng lại càng găng. Chỉ cho tôi xem nét vững chãi, ngạo nghễ của cẩu tháp MD900, S1000, một người công trường lại khẽ khọt chia sẻ một ấn tượng khác: Cách đây chừng vài tháng, sau một thời gian dài làm việc quá tải, cẩu tháp MD900 - quả đấm thép của LICOGI trên công trường thủy điện Sơn La - "lăn ra ốm", không thể đảm nhiệm vai trò hỗ trợ lắp đặt các cấu kiện trên cao có trọng lượng lớn… "Người LICOGI vì thế mà mất ăn, mất ngủ, tưởng chừng như ốm theo cẩu luôn…". Chiến dịch tiếp nối chiến dịch, tiến độ lúc nào cũng sôi sục, khẩn trương, công việc đầy ắp thách thức… kinh qua môi trường làm việc như vậy, người LICOGI chỉ có sự lựa chọn duy nhất là vượt khó, quyết liệt, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu tiến độ chung của công trường. Ông Chu Văn Tiến khẳng định: Đến thời điểm này, tất cả các hạng mục LICOGI đảm nhiệm đều bám sát tiến độ yêu cầu. Cùng với các nhà thầu khác trong tổ hợp nhà thầu, TCty LICOGI đã hoàn thành mục tiêu tích nước công trình thủy điện Sơn La vào tháng 5/2010 và chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu vận hành tổ máy 1 vào cuối tháng 12/2010. Tôi biết, với thủy điện Sơn La, LICOGI còn gặt hái được nhiều thành quả khác. LICOGI không chỉ khẳng định được năng lực thi công các hạng mục chính công trình thủy điện mà còn tập hợp, tôi luyện được thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, thi công công trình thủy điện. Họ đã, đang và sẽ là nòng cốt của TCty trên các mặt trận trọng điểm. LICOGI tự hào đã góp phần làm đẹp hơn cho công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á bằng việc chế tạo, lắp đặt hệ mái giàn không gian hiện đại cho nhà máy chính… Chia tay thủy điện Sơn La để tiếp tục hành trình dọc nẻo đường Tây Bắc, ngoái nhìn lại con đập dài gần cây số cao sừng sững, nhìn dòng thác trắng sục sôi được tạo bởi nước sông Đà qua cửa xả sâu… chúng tôi thêm khâm phục sức mạnh và lòng quả cảm của những người làm thủy điện. Chúng tôi biết: Thủy điện Sơn La gần lắm ngày phát điện. Kỳ 2: Thủy điện Lai Châu: Tung hoành sức trẻ. Hải Vũ
Thủy điện Sơn La: Đích ở rất gần

Xây công viên động vật hoang dã Quốc gia gần 1.500ha tại Ninh Bình

Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại xã Phú Long và Kỳ Phú, huyện Nho Quan với diện tích 1.488 ha.

Phân khu động vật hoang dã sẽ là tâm điểm của dự án với cảnh quan thiên nhiên được cải tạo và tổ chức theo các mô hình cảnh quan đặc trưng của các phân vùng trên thế giới như: Sa mạc châu Phi, các bộ lạc Nam Mỹ và các vùng rừng rậm nhiệt đới châu Á...Công viên có 6 phân khu chính gồm: Phân khu động vật hoang dã, phân khu Vui chơi giải trí theo chủ đề, Phân khu Trung tâm dịch vụ, phân khu tái định cư và nhà công vụ, phân khu cây xanh sinh thái 1 và 2, phân khu Chăm sóc – Nghiên cứu Phát triển. T.Vy
Xây công viên động vật hoang dã Quốc gia gần 1.500ha tại Ninh Bình

Vật liệu xây dựng trong nước thắng thế

Người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng của các thương hiệu trong nước

Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, công nghiệp xây dựng bị đình đốn khiến đầu ra của thị trường vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, vẫn có những doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước lội ngược dòng, mở rộng thị phần tiêu thụ. Khảo sát tại nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ vật liệu xây dựng tại Hà Nội cho thấy, sức tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng nói chung trong năm 2012 đã giảm mạnh so với các năm trước. Theo bà Nguyễn Thị Phượng, đại diện Công ty TNHH Thương mại Huyên Phượng chuyên bán thiết bị vệ sinh, gạch men và vật liệu trang trí nội thất tại 34 Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội), sức mua hiện đã giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thời điểm này bắt đầu vào mùa xây dựng, nhưng tiêu thụ vật liệu xây dựng rất chậm. Bà Phượng cho biết, đối với các sản phẩm gốm sứ xây dựng, người dân đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm của các thương hiệu vật liệu xây dựng trong nước có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng giá bán chỉ bằng 1/4, 1/5 so với sản phẩm nhập khẩu. Hiện sản phẩm gạch lát nền có giá 130.000 - 150.000 đồng/m2; thiết bị sứ vệ sinh có giá dưới 1 triệu đồng đang rất hút khách. Có thể kể đến những thương hiệu gốm sứ xây dựng đang được tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường như Prime, Picenza, Viglacera... Trong khi đó, các thương hiệu nội thất cao cấp nhập khẩu vốn bán rất chạy trong những năm trước như Kohler, Toto lại đang rơi vào cảnh ế ẩm, đìu hiu. Một đại diện bán hàng của Công ty TNHH Selta tại địa chỉ 15 Cát Linh cũng xác nhận, xu hướng tiêu dùng mặt hàng gốm sứ xây dựng năm 2012 chủ yếu là các mặt hàng có mức giá bình dân. Trao đổi với ĐTCK, một đại diện kinh doanh của Tập đoàn Prime cho biết, dù thị trường vật liệu xây dựng nói chung đang gặp khó, nhưng nhờ chọn hướng ra đúng đắn cho sản phẩm, hướng vào phân khúc bình dân, nên sản phẩm của Prime tiêu thụ rất tốt, dây chuyền sản suất thường xuyên hoạt động hết công suất. Hiện tại, hệ thống phân phối của Prime đã phủ rộng khắp trên toàn quốc, với hơn 110 nhà phân phối lớn, 10.000 đại lý và điểm bán hàng. Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang chật vật trong việc bán hàng, chật vật giữ chân hệ thống phân phối thì các nhà phân phối mới vẫn tìm đến với Prime đặt quan hệ đối tác. Hiện Prime đã trở thành doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát Việt Nam khi chiếm trên 30% thị phần gạch ốp lát Việt Nam (theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của AC Nielsen). Theo ĐTCK
Vật liệu xây dựng trong nước thắng thế

Thị trường bất động sản: Chợ chiều, giá chưa xuống nước

Chừng nào giới đầu cơ còn sức mua, còn tiền để ôm hàng thì chừng đó người ít tiền vẫn chưa thể tiếp cận và sở hữu được nhà ở.

Tuy nhiên, theo nhận định của các DN BĐS, lượng đầu cơ đang ít đi... Bán giá gốc vẫn ế ẩm Anh Trần Nguyễn Huy - Trưởng phòng Kinh doanh Cty Địa ốc Đất Xanh, cho biết: Trong tháng 2, tại 2 dự án được rao bán tại sàn Đất Xanh, đã có 35 căn hộ Star City và 4 căn hộ tại dự án Royal City giao dịch thành công. Số lượng này có thể coi là lớn tại thời điểm này, khi có nhiều sàn "bán không được", anh Huy cho biết. Điều này lý giải hiện tượng nhân viên bán hàng của các sàn giao dịch BĐS dốc sức mời gọi cộng tác viên để đẩy được hàng đi với giá gốc không còn là chuyện lạ nữa. Nếu như trước đây muốn mua được một căn hộ, khách có nhu cầu thực phải qua dăm bảy cầu với tiền chênh lệch cao có khi tương đương một căn hộ, thì nay việc bán hàng giá gốc đến tận tay khách hàng, dịch vụ tận tình, không còn là chuyện lạ. Lạ là dù chăm sóc và mời gọi kỹ nhưng hàng vẫn chịu cảnh mãi lực chậm, đặc biệt là dự án cao cấp. "Cộng tác viên có khách cứ alô cho chúng tôi, khách mua giá gốc, không phải chịu chênh lệch, và người giới thiệu vẫn được nhận hoa hồng cho công dẫn khách" - Cán bộ phụ trách bán hàng một Cty BĐS chuyên bán các dự án cao cấp mời mọc. Gấp rút ưu tiên tuyển thêm nhân viên bán hàng là cách mà các sàn, Cty BĐS đang làm nỗ lực nhằm cứu vãn cho thị trường đang lâm cảnh chợ chiều hiện nay. Sẽ giảm giá khi nhu cầu dừng lại Đó là nhận định của một cán bộ tài chính một Cty thành viên thuộc TCty VINACONEX. hiện tại, thị trường BĐS TP.HCM đang ở tình cảnh cung vượt cầu, nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường BĐS Hà Nội cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Thời gian tới, rất nhiều dự án mới tiếp tục tung sản phẩm ra thị trường và cuối năm 2011 và đầu năm 2012, thị trường sẽ tăng mạnh nguồn cung với ước tính hàng chục ngàn căn hộ. Cạnh tranh sẽ còn quyết liệt hơn hiện nay rất nhiều. Kèm theo đó, quyết định thắt chặt tiền tệ đối với cho vay BĐS đang được coi là làm khó các chủ đầu tư kinh doanh lĩnh vực này. Trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra là giảm giá BĐS có phải là giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tế của thị trường và của DN hay không? Các DN cho rằng, với những nhà đầu tư có chiến lược tài chính dài hạn, trường vốn thì không có gì phải lo lắng dù ngân hàng thắt chặt vốn vay. Tuy nhiên số DN có đủ tiềm lực, tự chủ được vốn không nhiều. Phần đông là nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng, tình trạng bán lúa non khi mới xong phần móng của hầu hết các dự án chứng tỏ rõ điều này. Hầu hết các DN đều bán lúa non chứ mấy ai đợi hoàn thiện xong mới bán đâu. Khi bắt đầu bán lúa non, tiến hành thu tiền từng đợt của khách hàng, là DN đã có nguồn để trả nợ ngân hàng. "Khó khăn lớn nhất là đầu ra". Theo đó, thị trường năm nay sẽ khó khăn hơn nhiều so với năm 2010, vì ảnh hưởng lớn từ lãi vay cao, vật liệu tăng giá, riêng thép đã tăng giá vài lần. "Nếu tính thuận chiều, đầu vào tăng thì giá bán sẽ phải tăng, nhưng thực tế, BĐS đã liên tục tăng giá và hiện đã ở mức rất cao. Những người có đủ 2 - 3 tỷ đồng để mua chung cư đã vãn, không còn nhiều, trong khi số dự án đang xây dựng và hoàn thành của phân khúc căn hộ giá trung bình và cao cấp còn rất lớn. Đặc biệt là căn hộ cao cấp, gần chạm ngưỡng bão hoà rồi. Còn theo anh Trần Nguyễn Huy, tình trạng ế ẩm là thực tế xảy ra với một số dự án giá quá cao, mãi lực kém. Tuy nhiên, với những dự án giá rẻ thì vẫn vô tư. DN ế hàng cầm vốn lâu sẽ càng khó khăn, đặc biệt khi lãi suất ở mức cao, phải chấp nhận bán hoà vốn để thu tiền trả nợ ngân hàng. TP.HCM, các DN đã ế hàng chục nghìn căn hộ, miền Bắc cũng khó tránh khỏi tình trạng này nếu như các dự án vẫn tiếp tục trong khi sức mua đã chạm ngưỡng. Khi đó muốn bán được hàng, DN buộc phải hạ giá. Còn khi giới đầu cơ còn sức mua, còn tiền để ôm hàng thì chừng đó người ít tiền vẫn chưa thể mua được. Còn đại diện Cty Địa ốc Hùng Phát thì cho rằng, đứng về phương diện của sàn BĐS thì càng nhiều cung sàn càng mừng, vì khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn, bên cạnh giá cả là yếu tố quyết định đối với sức mua. "Nếu giá cả chịu giảm bớt, đến cuối năm thị trường nhà đất sẽ có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn". Thiên Giang
Thị trường bất động sản: Chợ chiều, giá chưa xuống nước

Lễ cất nóc Tòa nhà Bạc Liêu Tower

Ngày 8/8, Cty CP Phát triển đô thị Dầu khí (TCty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam) tổ chức lễ cất nóc Tòa nhà Bạc Liêu Tower đánh dấu sự trưởng thành

phát triển Cty trong lĩnh vực xây dựng và góp phần nâng cao vị thế của Bạc Liêu so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Ông Phạm Minh Kiệt - Phó giám đốc Cty CP Phát triển đô thị Dầu khí, Trưởng BQLDA cho biết, Tòa nhà Bạc Liêu Tower được khởi công vào ngày 30/4/2010, vị trí xây dựng ngay trung tâm TP Bạc Liêu, tòa nhà cao 18 tầng, đây là tòa nhà cao nhất khu vực ĐBSCL tính đến thời điểm này, diện tích sàn xây dựng trên 17 nghìn m2, với tổng mức đầu tư hơn 319 tỷ đồng. Đây là tòa cao ốc phức hợp bao gồm nhiều chức năng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Bạc Liêu. Các chức năng gồm: Trung tâm hội nghị, cho thuê văn phòng làm việc, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ, giải trí… Dự kiến công trình được đưa vào hoạt động đúng vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới. Phan Thanh Cường
Lễ cất nóc Tòa nhà Bạc Liêu Tower

3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau quy hoạch sử dụng đất đến 2020

Với tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích đất tự nhiên là 403.967 ha; trong đó đất nông nghiệp là 327.859 ha, chiếm 81,16%. Trong đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm 35,76% tương ứng 117.250 ha; tiếp đến là đất trồng lúa 81.000 ha, chiếm 24,71%; đất rừng đặc dụng 31.850 ha, chiếm 9,71%.

 

Với tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích tự nhiên là 160.245 ha. Trong 134.710 ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đất trồng lúa 57,31% với 77.200 ha; đất trồng cây lâu năm là 32.300 ha, chiếm 23,98%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm 3,71% với 5.000 ha.

T.Vy


3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau quy hoạch sử dụng đất đến 2020

Golden Silk - Khu đô thị hiện đại

Sáng 25/1, Cty CP Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) đã khởi công xây dựng Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ (Golden Silk)

Sáng 25/1, Cty CP Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) đã khởi công xây dựng Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ (Golden Silk) tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng. Ông Đỗ Trọng Quỳnh- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vinaconex 2 cho biết: Kim Lũ – dải "lụa vàng" cũng là tên một làng cổ của huyện Thanh Trì cũ, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai – Hà Nội. Trong các Làng cổ ven Thăng Long xưa, Kim Lũ là nơi có truyền thống khoa bảng vào loại nhất nhì kinh thành. Trong quá trình đô thị hóa, tại các vùng ven đô Hà Nội đã mọc lên nhiều khu đô thị mới (KĐTM), góp phần xây dựng Thủ đô phát triển theo hướng văn minh – hiện đại. Vì vậy, chủ đầu tư mong muốn sẽ xây dựng KĐTM Golden Silk chất lượng cao, đem đến cho người dân Thủ đô một nơi an cư lý tưởng. Golden Silk có tổng diện tích gần 27 ha, nằm ở vị trí đắc địa giáp cửa ngõ phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, ngay trên đường vành đai 3, cách nút giao Khuất Duy Tiến và Nguyễn Trãi hơn 1 km do Vinaconex 2 làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch, Vinaconex 2 sẽ dành khoảng 28.373m² đất tại Golden Silk để xây dựng 6 chung cư cao cấp. Nhiều công trình tiện ích, hạ tầng xã hội cũng được bố trí đi kèm nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu, vui chơi giải trí, sinh hoạt thuận lợi cho cư dân Golden Silk như: trung tâm mua sắm, trường học, bể bơi, công viên, cây xanh, sân chơi cho trẻ em, bãi đỗ xe công cộng... Cùng với diện tích gần 11.403 m² dành xây dựng công trình nhà ở thấp tầng, tại Golden Silk còn có các tòa nhà thương mại, văn phòng, trụ sở cơ quan hành chính của quận Hoàng Mai. Đặc biệt, trong phương án thiết kế, Vinaconex 2 còn ưu tiên dành 28.497 m² vị trí đất đẹp và thuận lợi nhất để xây dựng hệ thống trường học phục vụ người dân sinh sống tại Golden Silk và khu vực lân cận. Ngoài việc xây dựng cải tạo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực phường Đại Kim, dự án sẽ đảm bảo chỉnh trang đô thị và khớp nối với hạ tầng kỹ thuật khu vực lân cận. Hiện Vinaconex 2 đã thực hiện xong công tác đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng và san lấp xong toàn bộ mặt bằng để thi công dự án. Dự kiến, Golden Silk sẽ được hoàn thành vào năm 2015, cung cấp cho thị trường trên 350.000m² nhà, góp phần đáp ứng nhu cầu về nhà ở phục vụ người dân Thủ đô. Lãnh đạo thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng. Chỉ sau 4 tháng nhập cuộc,nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên chủ đầu tư nhanh chóng nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cả chính quyền địa phương lẫn người dân trong dự án. Vinaconex 2 đã chi trả đền bù gần 100% diện tích của dự án, không xảy ra trường hợp sai sót, khiếu kiện nào. Phát biểu tại lễ khởi công, ông Trịnh Đình Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Trên toàn quốc, các KĐT có quy mô lớn, chất lượng cao, hiện đại phát triển ngày càng nhiều nhằm đáp ứng tốt hơn nữa đời sống của người dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ truyền thống, kinh nghiệm của một đơn vị xây lắp uy tín trên 40 năm, Vinaconex 2 cần xây dựng KĐTM Golden Silk đồng bộ, đảm bảo tiến độ và chất lượng để đáp ứng chỗ ở tiện nghi cho hơn một vạn dân. Thứ trưởng chỉ đạo, thời gian tới, Vinaconex 2 và các đơn vị thành viên của TCT Vinaconex nên tiếp tục duy trì ngọn cờ tiên phong để tiếp tục đi đầu phát triển nhà ở xã hội, triển khai thêm nhiều dự án ý nghĩa nữa, góp phần an sinh xã hội. Nhân dịp này, Vinaconex 2 đã ký hợp đồng cung cấp tín dụng triển khai dự án với hai đơn vị tài trợ vốn là Cty CP Tài chính Vinaconex Viettel và Ngân hàng Habubank; ký hợp tác chiến lược với Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE). Đồng thời, Vinaconex 2 đã trao tặng 50 triệu đồng cho Trường dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang; trao tặng 300 triệu đồng cho Quỹ khuyến học của 3 khu: Kim Văn, Kim Lũ 1 và Kim Lũ 2. Thu Hằng- Lan Anh
Golden Silk - Khu đô thị hiện đại

Thị trường đang ấm lại

Các chuyên gia kinh tế nhận định: nhu cầu thực về nhà ở của người dân còn lớn chính là yếu tố để thị trường BĐS phải chuyển hướng, tìm lối đi lên.

Khi đó, thị trường này sẽ khắc phục những nhược điểm trước kia, phát triển chậm lại, sát với nhu cầu thực tế. Doanh nghiệp có cơ hội Q.Hà Đông từng được coi là thị trường "hot" với hàng loạt các dự án BĐS, nhà ở lớn như KĐT Văn Phú, KĐT Bắc Hà, KĐT Dương Nội, các dự án hai bên đường Lê Trọng Tấn… Vào thời điểm sôi động 2009 - 2010, để có được suất mua "chung cư cao cấp" T10-T11 Văn Phú, người mua phải đóng góp vốn 500 triệu đ/suất. Qua gần 2 năm triển khai, dự án vẫn… chưa xong phần móng, xin rút tiền ra không được, nhiều khách hàng đang rao bán dưới giá góp vốn cũng không đẩy được nhà để thu tiền trả ngân hàng. Tính sơ qua đã có hàng nghìn tỷ đồng góp vốn đang "chết" cùng với các dự án BĐS "án binh bất động" trên địa bàn này. Trên địa bàn quận, chỉ còn rất ít trung tâm môi giới BĐS còn hoạt động thay vì "nườm nượp" như trước kia. Đại diện một trung tâm tại Văn Quán cho biết còn hoạt động chủ yếu để "săn" các căn hộ có giá trên dưới 1 tỷ đồng, diện tích 60 - 70m2, những căn hộ này rao là bán được ngay… Thị trường BĐS đang tồn tại một nghịch lý, trong khi hàng "tồn" thì rất nhiều nhưng không đáp ứng được nhu cầu cho người dân, DN muốn bán sản phẩm nhưng người mua khó tiếp cận được bởi giá nhà vẫn vượt quá khả năng chi trả. Theo thống kê sơ bộ, tại Hà Nội và TP.HCM hiện tồn khoảng 60 nghìn căn hộ, đa số những căn hộ này đều được gọi là "cao cấp", người dân ít có khả năng mua được. Tại Hà Nội, những dự án đã được triển khai chủ yếu cung cấp những căn hộ từ 90m2 trở lên, giá cũng trên 20 triệu đồng/m2. Một thời gian dài cho đến tận bây giờ, các DN đã "bỏ trống" thị trường căn hộ bình dân với giá trên dưới 1 tỷ đ/căn, trong khi nhu cầu chính ở phân khúc này. Thị trường đang có xung lực tốt Nhận định về thị trường BĐS hiện nay và trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam phân tích: Hiện các DN kinh doanh BĐS đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng cơ cấu lại sản phẩm, nhiều DN đang chuyển dần sang đầu tư nhà ở có diện tích nhỏ, giá bán vừa phải để thu hút những khách hàng có nhu cầu thực. Trước mắt, thị trường BĐS vẫn gặp nhiều khó khăn chưa thể sôi động ngay được. Tuy nhiên, khi Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách tín dụng linh hoạt, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm thêm, dòng tiền được hướng vào các phân khúc thị trường có tính thanh khoản cao, hỗ trợ cho DN và người mua nhà... thì tình hình thị trường sẽ ấm dần lên, tạo đà phát triển cho những năm sau. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang chủ động đôn đốc các địa phương nghiêm túc rà soát các dự án phát triển nhà ở, các dự án khu đô thị mới để phân loại các dự án cho phép tiếp tục triển khai, dự án nào cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng sẽ phối hợp rà soát, tiếp tục cho vay đối với các dự án BĐS sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012. Nhằm kích cầu mua nhà, Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất với Ủy ban Kinh tế Quốc hội giảm 50% thuế GTGT đối với các hộ gia đình, cá nhân khi mua nhà ở chung cư thương mại bình dân có diện tích căn hộ nhỏ hơn 90m2, giá bán dưới 20 triệu đ/m2 và mua lần đầu để ở. Đồng thời chuẩn bị đưa giải pháp cho phép xây dựng nhà ở có diện tích nhỏ vào dự thảo Nghị định trình Chính phủ phê duyệt để thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đẩy mạnh lĩnh vực nhà ở cho thuê nhằm phát triển nhà ở bền vững và dài hạn… Đây chính là những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường này trong thời gian tới. Nhị Nương
Thị trường đang ấm lại

Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 25/12, vấn đề tháogỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản được cho một trong những nội dung cần phải được thực hiện ngay với những giải pháp quyết liệt.

 

Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS

Trình bày dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu,Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, dự thảo gồm 3 nội dung lớn về giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; giải quyết nợ xấu; tổ chức thực hiện.Nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tập trung vào 4 nhóm công việc gồm: giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư; giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về vốn tín dụng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó vấn đề tháogỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm hiện nay.Trước đó,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội trong ngày 18 và ngày 19/12 về vấn đề này.

Theo Dự thảo Nghị quyết, một số giải pháp lớn để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp phát luật về đất đai, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, BĐS bảo đảm cân đối cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, nhu cầu của thị trường. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội và nghiên cứu, ban hành chính sách tín dụng ưu đãi để người thu nhập thấp, cán bộ,công chức, viên chức, lực lượng vũtrang, công nhân có thể mua, thuê và thuê mua nhà để ở phù hợp với thu nhập chính đáng.

Rà soát tất cả các dự án nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu loại hình nhà ở, chuyển sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp BĐSchủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hoá cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyển sang nhà ở xã hội...Nghiên cứu để sớm hình thành các chế định tài chính mới như: Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản, cơ chế tái thế chấp nhà ở. Cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách.

Khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; xử lý dứt điểm các khoản nợ của ngân sách nhà nước với doanh nghiệp, nợ chéo giữa các doanh nghiệp, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ xấu đối với các dự án bất động sản; xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ tập trung chỉ đạo, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương để thực hiện các biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, nhất là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng.Giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để khôi phục thị trường bất động sản, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung – cầu và tập trung xử lý nợ xấu. Triển khai nhanh, hiệu quả các chương trình nhà ở xã hội. Nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Tăng cường ổnđịnh kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 được Quốc hội thông qua là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2012, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng an ninh và ổn định chính trị - xã hội, tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.

Dự thảo của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2013,nhóm giải pháp đầu tiên được đưa ra trong dự thảo là: tăng cường ổn định kinh tếvĩ mô, kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành năm 2013, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.Điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.Điều hành tỉ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng, tập trung khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối...Hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng ngân sách nhà nước. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ và sử dụng vốn không đúng đối tượng. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách.

Về nội dung giải quyết nợ xấu, dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản… để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại nợ xấu. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng.Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các biện pháp tự xử lý nợ xấu…

Hà Hiền


Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Popular Posts

Popular Posts