Thursday, May 8, 2014

Nhà phân phối sơn dulux cấp 1 giá rẻ

Nhà phân phối sơn dulux cấp 1 giá rẻ, nhà phân phối sơn dulux, báo giá sơn dulux, bảng giá sơn dulux, mua bán sơn dulux, cửa hàng sơn dulux, bảng màu sơn dulux, đại lý sơn dulux, công ty sơn dulux, hãng sơn dulux, sơn dulux giá rẻ,

 

Dulux Weathershield Bề Mặt Mờ

Dulux Weathershield Bề Mặt Mờ là sơn nước cao cấp ngoài trời mang lại vẻ đẹp hiện đại cho ngôi nhà. Sản phẩm sử dụng công nghệ Alkaline Guard tiên tiến của Anh không chỉ tạo lớp bảo vệ hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và bụi bẩn mà còn trước hơi ẩm và nước từ bên trong tường. Ngoài ra, công nghệ Colour-lock của Dulux trong sản phẩm bảo vệ màng sơn bền lâu hơn từ khả năng chống tia UV và bạc màu. Dulux Weathershield Bề Mặt Mờ bảo vệ và giữ cho nhà bạn bền đẹp dài lâu.

Thành phần cấu tạo

  • Nhựa gốc Acrylic, bột khoáng, chất màu không chứa chì, phụ gia và nước.

Đặc tính kỹ thuật

  • Màng sơn: Mờ
  • Độ phủ lý thuyết: 11- 13 m2/lít/lớp

Hướng dẫn sử dụng

  • Khuấy đều trước khi sử dụng.
  • Thi công sơn:
  • Rửa sạch dụng cụ với nước ngay sau khi sử dụng.
  • Hệ thống sơn đề nghị:
    Bột Trét Cao Cấp Ngoài Trời Dulux Weathershield hoặc Bột Trét Cao Cấp Dulux 1-2 lớp
    Sơn Lót Cao Cấp Ngoài Trời Dulux Weathershield 1 lớp
    Sơn Nước Cao Cấp Ngoài Trời Dulux Weathershield Bề Mặt Mờ 2 lớp

    Thông tin về an toàn, sức khỏe và môi trường

    • Thành phần có chứa chất diệt khuẩn.
    • Có thể gây dị ứng khi tiếp xúc.
    • Chỉ sử dụng ở nơi thông thoáng.
    • Tránh hít bụi sơn.
    • Tránh tiếp xúc với da hoặc mắt.
    • Mang găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ mắt thích hợp trong lúc thi công.
    • Khi bị dính sơn vào mắt nên rửa với nhiều nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay.
    • Nếu nuốt phải, nên đến gặp bác sĩ ngay và mang theo thùng sơn hoặc nhãn sơn.
    • Để xa tầm tay trẻ em.
    • Không tái sử dụng thùng sơn để chứa thực phẩm hay đồ uống.
    • Lấy lại lượng sơn còn dư trên cọ hoặc rulô trước khi rửa.
    • Không đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước.
    • Tránh thải sơn ra môi trường.
    • Gây hại cho sinh vật sống dưới nước.
    • Có thể gây tác động có hại lâu dài cho môi trường sống dưới nước.

Nhà phân phối sơn dulux cấp 1 giá rẻ

Đại lý sơn jotun cấp 1 giá sỉ, lẻ

Đại lý sơn jotun cấp 1 giá sỉ, lẻ, báo giá sơn jotun , bảng giá sơn jotun, đại lý sơn jotun, nhà phân phối sơn jotun, cửa hàng sơn jotun, mua bán sơn jotun, sơn jotun giá rẻ, mua bán sơn jotun, công ty sơn jotun nauy,

  

Sơn jotun jotashield extreme chống nóng

 

Jotashield Extreme là một bước đột phá trên thị trường sơn trang trí Việt Nam, mang lại cho khách hàng dòng sơn ngoại thất chất lượng bảo vệ tốt nhất đồng thời giảm chi phí giá thành điện năng cũng như chi phí sửa chữa trong tương lai.

 

 

 

Đặc tính của Sơn Jotashield Extreme:
> Chống nóng (phản nhiệt gấp 2 lần) 
> 8 năm bảo vệ
> Bền màu gấp 2 lần 
> Bền thời tiết & chống bám bụi 
> Ngăn ngừa sự phát triển của rong rêu, nấm mốc 
> 100% nhựa Acrylic nguyên chất công nghệ cao
> Giảm ăn mòn đối với các kết cấu

Strax matt là loại sơn nước nội thất gốc Acrylic biến tính tỉ lệ PVC cao, có khả năng bảo vệ bề mặt nội thất như thạch cao, hồ, vữa, bê tông. Strax matt là loại sơn có độ dàn đều tuyệt hảo, che phủ bề mặt không bằng phẳng, màng sơn nhẵn mịn và bền chắc. Sản phẩm này được chứng nhận Nhãn xanh (Green Label) do Hội đồng môi trường Singapore cấp.

 

"" "" ""  

 

 

Đặc tính của Strax matt:

> Hoàn toàn không chứa APEO, Phoóc-môn và kim loại nặng 
> Hàm lượng VOC (chất hữu cơ bay hơi) rất thấp, dưới 25gram/lít 
> Màng sơn mờ sang trọng 
> Nhẹ mùi 
> Dễ lau chùi và bền màu 


Đại lý sơn jotun cấp 1 giá sỉ, lẻ

nhà phân phối sơn Bach tuyết giá sỉ và lẻ

nhà phân phối sơn Bach tuyết giá sỉ và lẻ, sơn dầu bạch tuyết, báo giá sơn bạch tuyết, nhà phân phối sơn bạch tuyết, đại lý sơn bạch tuyết, bán sơn dầu, bán sơn bạch tuyết , cửa hàng sơn bạch tuyết, sơn bạch tuyết, giá rẻ, sơn bạch tuyết giá sĩ

 

Sơn bạch tuyết Alkyd bóng

SƠ ĐỒ SƠN ALKYD

XỬ LÝ BỀ MẶT :
Tẩy sạch tất cả rỉ sét và các màng sơn cũ bằng bàn chải sắt, đĩa cước thép, giấy nhám mịn.
Tẩy sạch dầu, mỡ bằng xăng hoặc dung môi thích hợp. Quét sạch bụi bẩn.
Bảo đảm bề mặt cần sơn phải khô vàsạch trước khi sơn phủ.

ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
1. Độ ẩm tương đối < 75%
2. Nhiệt độ bề mặt vật liệu cần sơn > 30ºC so với điểm sương
3. Nhiệt độ môi trường 20 – 40ºC
3. Phương pháp thi công súng phun, cọ quét hoặc con lăn
4. Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn phủ sạch và khô
5. Chất pha loãng Xylene hoặc Toluene
Tỉ lệ pha loãng 
Súng phun : có thể pha loãng thêm10 –20 % chất pha loãng.
Cọ quét, con lăn : có thể pha loãng thêm nhưng không quá 10% chất pha loãng. 

SƠ ĐỒ SƠN

Loại sơn

 

Thao tác

Số lớp

Độ dày
màng sơn khô

Thời gian
sơn lớp kế tiếp

 

  • Xử lý bề mặt
  • Kiểm tra các điều kiện thi công

 

 

 

Sơn chống rỉ

Sơn lót lớp 1

1

35 µm

Tối thiểu 10  giờ

 

  • Lau sạch, khô bề mặt lớp sơn lót

      bằng vải khô mềm

  • Kiểm tra các điều kiện thi công

 

 

 

Sơn phủ Alkyd

Sơn phủ lớp 1

1

35 µm

Tối thiểu 10  giờ

 

  • Lau sạch, khô bề mặt lớp sơn phủ 1

      bằng vải khô mềm

  • Kiểm tra các điều kiện thi công

 

 

 

Sơn phủ Alkyd

Sơn phủ lớp 2

1

35 µm

 

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Xử lý bề mặt : làm sạch và khô bề mặt, không để dính dầu mỡ, nước, bụi, các màng sơn cũ và các chất bẩn khác.    

Chuẩn bị sơn alkyd :
Khuấy đều sơn trước khi sử dụng.
Tránh dùng dư chất pha loãng.                                                   
Phương pháp sơn :
Dụng cụ : Súng phun, cọ quét, con lăn.
Chất pha loãng :  Xylene, Toluene.
Tỉ lệ pha loãng :
       Súng phun : 10% - 20% chất pha loãng.

 


nhà phân phối sơn Bach tuyết giá sỉ và lẻ

Thị trường sẽ tốt lên!

Chương trình Phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) qua hơn hai năm thực hiện đã từng bước đi vào cuộc sống, được nhiều DN lựa chọn. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường. PV Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ VLXD về vấn đề này.

 

Ông Lê Văn Tới

Xin ông cho biết tại sao phải thay thế gạch đất sét nung bằng các VLXKN?

- Gạch đất sét nung cần nguyên liệu đầu vào là đất sét và nhiên liệu nung là than. Một số nơi còn dùng củi, hoặc tận dụng trấu để nung gạch. Hàng năm chúng ta phải cần một số lượng vật liệu xây khổng lồ. Con số này cũng tăng tỷ lệ theo sự tăng trưởng đầu tư của xã hội.

Năm 2011 và năm 2012 là các năm chúng ta đang bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới; cả nước phải thực hiện nhiều chính sách để tiết giảm tín dụng, cắt giảm đầu tư công… nhưng mỗi năm cả nước đã sử dụng tới 24 tỷ viên gạch xây quy tiêu chuẩn (QTC). Dự báo vào năm 2015 cả nước sẽ phải sử dụng gần 30 tỷ viên và năm 2020 khoảng 40 tỷ viên gạch QTC. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét phải tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, 0,15 triệu tấn than đồng thời thải ra bầu không khí trên nửa triệu tấn CO2. Nếu chúng ta sử dụng hoàn toàn gạch đất sét nung cho xây dựng thì chả mấy chốc sẽ cạn kiệt đất sét, tiêu tốn một khối lượng lớn than, những nguồn tài nguyên không tái tạo, đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Lượng khí thải do đốt gạch đã và sẽ càng gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương trình VLXKN hiện nay?

- Tôi cho rằng chương trình VLXKN có nhiều thuận lợi khi triển khai thực hiện. Với những tính năng ưu việt như tiết kiệm được tài nguyên than, đất sét nung, thân thiện với môi trường… thì đây là sản phẩm sạch, có xu thế phát triển bền vững. Sử dụng VLXKN cũng là xu hướng chung của thời đại. Chương trình VLXKN được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm hưởng ứng. Tháng 4/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 567 phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 (gọi tắt là chương trình 567); đến tháng 4/2012, Thủ tướng ban hành chỉ thị số 10 về việc Tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Công nghệ sản xuất VLXKN ngày càng chuẩn hóa với công nghệ tiên tiến, năng suất cao…

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chương trình cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Do những khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước nên khối lượng xây dựng nói chung và vật liệu xây nói riêng giảm thiểu so với những năm trước. Thêm nữa, do đây là sản phẩm mới nên các cấp chính quyền, chủ đầu tư, các nhà tư vấn, thiết kế và người dân chưa quen sử dụng. Thói quen sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung đã có từ ngàn năm nay không dễ thay đổi.

Bộ Xây dựng đã có những chính sách gì để thực hiện hiệu quả chương trình VLXKN, thưa ông?

- Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09 quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng. Các hướng dẫn trong thông tư này sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện chương trình 567 dễ dàng và thống nhất. Đối tượng áp dụng trong thông tư bước đầu là đối với những dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Tôi cho rằng, khi đã tạo được thói quen sử dụng VLXKN thì việc phát triển ra các dự án có vốn ngoài nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Việc ra đời Thông tư 09 cũng cho thấy, nếu chỉ áp dụng các biện pháp tuyên truyền không là chưa đủ mà cần có những biện pháp hành chính cụ thể.

Thị trường VLXKN hiện đang rất khó khăn, ông có khuyến cáo gì đối với các DN sản xuất sản phẩm này?

- Đối với VLXKN là gạch bê tông khí chưng áp, hiện nay công suất đã đáp ứng đủ nhu cầu - kể cả khi nhu cầu thị trường tăng đột biến. Vì vậy không nên đầu tư thêm vào thời điểm này, mà nên củng cố để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nhà sản xuất gạch bê tông khí chưng áp đã có dịp và điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như sử dụng chủng loại VLXD này, ban đầu nên theo sát các nhà thầu xây dựng sử dụng sản phẩm của mình, để góp ý và thậm chí là hướng dẫn để việc sử dụng loại vật liệu mới này đúng yêu cầu kỹ thuật. Có chủ đầu tư và một số nhà thầu xây dựng chưa hiểu hết tính năng cũng như hướng dẫn kỹ thuật đối với gạch bê tông khí chưng áp nên ngại sử dụng, thậm chí có sự tuyên truyền không đúng. Còn gạch xi măng cốt liệu (block bê tông) hoặc các chủng loại VLXKN khác sử dụng nguyên liệu là tro, xỉ hoặc các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương thì vẫn cần được nghiên cứu và đầu tư tiếp. Tuy nhiên hiện nay quan trọng nhất vẫn là tăng cường sử dụng VLXKN bởi thực tế trong hai năm vừa qua cho thấy sản xuất luôn luôn đáp ứng khi có nhu cầu sử dụng.

Ông nhận định như thế nào về thị trường VLXKN năm 2013?

- Theo tôi, năm 2013 kinh tế thế giới vẫn sẽ có những diễn biến khó lường, dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Ngành Xây dựng cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Vì thế việc sử dụng vật liệu xây có thể vẫn khó khăn, ít nhất là nửa đầu năm 2013. Tuy nhiên, việc sử dụng VLXKN sẽ có chiều hướng tốt lên. Từ tác động của Thông tư 09, cộng với công nghệ, mẫu mã sản phẩm ngày càng tốt lên, thị trường sẽ dần quen với chủng loại vật liệu mới này. Các cơ quan quản lý cũng thấy rõ trách nhiệm hơn trong việc thúc đẩy thực hiện chương trình này. Do đó, theo tôi, năm 2013 tỷ lệ sử dụng VLXKN sẽ tốt hơn năm 2012.

Vân Anh (thực hiện)


Thị trường sẽ tốt lên!

Đứt cáp khi gắn kính cao ốc, 6 người trọng thương

Sáng 8-1, trong lúc gắn kính cao ốc, công nhân và hệ thống trục kéo bất ngờ rơi từ độ cao hơn 30 m xuống dưới đất khiến 7 người trọng thương.

 

 

 

Toà nhà 7 tầng sắp hoàn thành thì xảy ra sự cố. Ảnh: An Nhơn

Khoảng 8h, nhóm công nhân được phân công lắp kính bên ngoài tòa nhà 7 tầng tại số 70 Nguyễn Biểu (quận 5, TP HCM). 4 người và các thiết bị được hệ thống trục kéo đưa lên cao. Đến tầng 6, bất ngờ dây cáp trục kéo bị đứt khiến 4 thợ và hàng hoá rơi tự do từ độ cao hơn 30 m xuống đất.

Khung trục bị rơi từ tầng 6 do đứt cáp. Ảnh: An Nhơn

 

Một bảo vệ và 2 người dân, trong đó có nam thanh niên ngồi uống cà phê gần công trình, bị trục kéo rơi trúng. Toàn bộ công nhân và nạn nhân phía dưới đều bị thương rất nặng. Hiện trường vương vãi nhiều máu.

 

Các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy và Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.

 

Quán cà phê vỉa hè gần công trình bị liên luỵ khiến một khách trọng thương. Ảnh: An Nhơn

Theo một thanh niên xung phong thuộc Đội 1, người ngồi uống cà phê với nạn nhân, lúc đó họ đang nói chuyện vui vẻ bất ngờ cả khối trục kéo đồ sộ đổ sập xuống quán cà phê, đè bẹp xe Attila. Anh này may mắn thoát nạn trong khi người bạn bị bất tỉnh tại chỗ, bà chủ quán hoảng loạn la hét chạy thẳng qua bên kia đường.

Xe máy của khách cũng bị đè bẹp. Ảnh: An Nhơn

Khu vực đường Nguyễn Biểu xung quanh hiện trường bị phong toà, lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.

 

 


Đứt cáp khi gắn kính cao ốc, 6 người trọng thương

Mười đại kỵ và cách hóa giải trong thiết kế nhà ở

10 đại kỵ và cách hóa giải trong thiết kế nhà ở Khi thiết kế, xây dựng nhà ở nên chú ý đến 10 điều cấm kỵ dưới đây để có một mái ấm hạnh phúc. Đại Kỵ 1: Nếu cửa sổ mở ra ban công hoặc bên ngoài có ánh nắng chiếu vào chính diện với bếp hoặc thẳng ra cửa đi lại chính, có thể dùng rèm cửa che chắn thường xuyên liên tục. Cửa ra vào chính đối diện với chỗ ra ban công sẽ phạm phải cái gọi là "Xuyên Tâm Sát" - trong nhà tiền bạc khó mà tích tụ, tất có việc phải phá tài. Phương pháp hóa giải: Đặt một huyền quan chắn giữa cửa lớn và cửa thông ra ban công, tại cửa lớn bố trí một bể cá (Hoặc dùng bình phong). Có thể bố trí cửa ra ban công thành cửa sổ, hoặc tốt hơn là treo rèm, nếu không ở ban công có thể kê đặt các loại cây cảnh để hãm bớt luồng khí xung xạ, hoặc trồng loại cây leo giàn. Đại Kỵ 2: Ban công cũng không thể đối diện trực tiếp với phòng bếp, đây cũng có thể coi là một loại xuyên tâm, làm cho khả năng đoàn tụ nhất trí trong nhà yếu, làm cho gia đình khó hòa thuận, hạnh phúc. Phương pháp hóa giải: Nên đặt chậu hoa hoặc trồng cây leo ngăn cách cốt sao cho trong ngoài không thông nhau để hóa giải. Nếu là cửa đi thì dùng rèm che, cũng có thể đặt huyền quan ngăn cách nhưng phải làm sao cho không ảnh hưởng đến sự đi lại, chỉ cần chỗ ban công không thông thẳng với bếp là được. Đại Kỵ 3: Nếu như trên trần nhà đặt loa phát âm thanh lâu dài, hoặc trên sà nhà hay phát tiếng cót két, có thể coi như một lực lượng xung sát từ trên trần; nếu âm thanh đó ngay trên giường ngủ, thì người nằm dưới giường đó lâu dài sẽ phát sinh bệnh tật. Phương pháp hóa giải: Tốt nhất nên đặt giường ngủ cách xa chỗ đó, hoặc giải quyết dứt điểm không cho phát âm thanh là tốt nhất. Đại Kỵ 4: Nếu trong mệnh kỵ Thủy, trong nhà tất không nên bày bể cá, nếu chỉ biết rằng bày bể cá để tụ tài, mà không biết Hỷ Kỵ của chủ nhà có sự chuyên biệt kỵ húy. Nên nhận biết và tránh đi. Phương pháp hóa giải: Nên nhờ thầy phong thủy hoặc các chuyên gia phong thủy phân tích tứ trụ của chủ nhà để xem Hỷ Kỵ thế nào, từ đó rút ra các vật phẩm có tính chất kỵ với chủ nhà. Đại Kỵ 5: Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn; nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe. Phương pháp hóa giải: Không nên dùng mái che mưa, nhưng nhất định phải làm thì nên làm hình vòm, không được làm hình nhọn. Đại Kỵ 6: Lò bếp không thể đặt đối diện với cửa nhà, cửa ra ban công, cửa phòng bếp, cửa phòng, thường phạm vào sức khỏe không tốt và các việc không may mắn khác. Phương pháp hóa giải: Có thể tại cửa bếp dùng rèm hoặc bình phong che đi. Đại Kỵ 7: Trong nhà không nên tùy ý đặt gương kính, dễ tự mình phá vỡ khí trường trong nhà. Có lúc do muốn mở rộng diện tích trong nhà mà đặt kính gương, tuy nhiên nếu là phòng ngủ thì tuyệt đối không được đặt kính, làm cho khí trường bị phản xạ hỗn loạn. Phương pháp hóa giải: Nếu bắt buộc phải đặt gương chỉ nên treo một bên tường, nhất định không nên treo cả hai bên, đặc biệt là đối diện nhau, sẽ tạo thành phản xạ. Nếu không nên dùng các vật dụng trong nhà đặt gương kính (phía trong tủ, trong phòng tắm, trong phòng thay đồ) dùng xong lại che khuất đi. Đại Kỵ 8: Trong nhà sử dụng cây cối chậu cảnh nên thận trọng lựa chọn. Không nên chọn lựa loại cây có lá dài nhọn, dễ làm cho chủ nhân dính vào các chuyện cãi cọ tranh chấp. Các loại cây thuộc họ Quyết và Cát Đằng là các loại cây không nên chọn, đây là các loại cây âm tính, nếu nó tốt tươi tất trong nhà phạm vào các sự "Bất Can Tịnh – Không sạch sẽ". Phương pháp hóa giải: Nên chọn các loại cây có bản lá to rộng, hoặc các loại cây hoa có sức sống khỏe. Đại Kỵ 9: Nhà vệ sinh tuyệt đối không được ở giữa nhà, đây là điều rất quan trọng, bởi vì Trung Cung là Khí tổng quản cả chín cung trong nhà nên nếu để nó ô nhiễm thì tất là tài vận và sức khỏe trong nhà đều không tốt. Phương pháp hóa giải: Nếu như kiến trúc đã chọn phạm vào điều này thì tốt nhất nên sửa đổi, còn nếu không thể sửa thì nên dọn sạch sẽ chỗ đó, bồn tắm cũng cần rửa sạch sẽ thường xuyên.. Đại Kỵ 10: Ngoài các kiến trúc bên trong thì kiến trúc bên ngoài cũng rất quan yếu. Có người tại mặt ngoài nhà ở bỗng xây, đặt một vật nhô lên như đầu người, đây là điều đại kỵ, nó giống như một cục u máu chắn trước nhà. Đây là hình tượng không tốt, nên tránh xa điều này. Phương pháp hóa giải: Nếu không phải là đặc biệt cần thiết thì không nên tạo dựng các hình tượng như vậy, còn nếu bắt buộc thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia.


Mười đại kỵ và cách hóa giải trong thiết kế nhà ở

3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau quy hoạch sử dụng đất đến 2020

Với tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích đất tự nhiên là 403.967 ha; trong đó đất nông nghiệp là 327.859 ha, chiếm 81,16%. Trong đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đất trồng cây lâu năm 35,76% tương ứng 117.250 ha; tiếp đến là đất trồng lúa 81.000 ha, chiếm 24,71%; đất rừng đặc dụng 31.850 ha, chiếm 9,71%.

 

Với tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích tự nhiên là 160.245 ha. Trong 134.710 ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đất trồng lúa 57,31% với 77.200 ha; đất trồng cây lâu năm là 32.300 ha, chiếm 23,98%; đất nuôi trồng thủy sản chiếm 3,71% với 5.000 ha.

T.Vy


3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau quy hoạch sử dụng đất đến 2020

Dự án thí điểm của thành phố

Như Báo Xây dựng đã thông tin, phản ánh về dự án cải tạo KTT cũ Nguyễn Công Trứ tại Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội). Sau nhiều năm triển khai thực hiện, đến nay hai khối nhà A1, A2 thuộc dự án này đã hoàn thành công tác GPMB và dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào ngày 25/2 tới.

 

 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi yêu cầu phải khởi công dự án trong tháng 2 tới

Dự án cải tạo xây dựng lại KTT Nguyễn Công Trứ do Cty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội làm chủ đầu tư, được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 16/1/2009. Theo quy hoạch dự án và chỉ đạo của UBND thành phố về việc thực hiện phân kỳ xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu” hai giai đoạn. Giai đoạn 1, dự án tập trung triển khai đầu tư xây dựng lại 14 nhà tập thể cũ, khu liên cơ, nhà trẻ, giao thông chính trong phạm vi nghiên cứu của dự án để giải quyết tái định cư tại chỗ cho 100% hộ dân. Giai đoạn 2, sẽ cải tạo chỉnh trang phần hiện trạng còn lại gồm các nhà HA, HB và toàn bộ khu nhà mặt phố Trần Cao Vân.

Để đảm bảo thời gian hoàn trả căn hộ tái định cư theo đúng cam kết với các hộ dân là 36 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng. Chiều ngày 15/1 tại UBND thành phố Hà Nội, Cty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội đã kiểm điểm lại tiến độ thực hiện dự án, và xin ý kiến chỉ đạo của thành phố cũng như giải quyết những vướng mắc về thủ tục pháp luật của liên ngành gồm các sở, ngành của thành phố để dự kiến khởi công công trình vào tháng 2/2013 tới. Ông Trần Mạnh Dũng, quyền Giám đốc Cty Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội cho biết: Hiện công tác phá dỡ nhà A1, A2 đang được chủ đầu tư tích cực thực hiện. Đến ngày 20/1/2013, dự án sẽ hoàn thành phần GPMB 2 khối nhà trên, chuẩn bị mặt bằng sạch cho công tác khởi công.

Cũng theo đại diện Cty Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội thì, ở giai đoạn 1 dự án được triển khai làm 3 đợt. Đợt 1, đầu tư xây dựng mới khối nhà N3, hạ tầng kỹ thuật đường giao thông (xung quanh ô N3) và kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trục giao thông. Đầu tư xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo và khối nhà N2 hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, giao thông nhóm nhà N2 với khu vực. Đợt 2, đầu tư xây dựng các khối nhà N1A, N1B; khối công trình hỗn hợp HH1 và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông nhóm nhà ở khu vực. Đợt 3 đầu tư xây dựng các khối nhà N1C, N1D; khối công trình hỗn hợp HH2 và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật toàn dự án kết nối với khu vực. Hiện công tác phá dỡ nhà A1, A2 đang được chủ đầu tư tích cực thực hiện, tuy nhiên đến nay dự án cần phải xác định nghĩa vụ tài chính dự án và cấp trích lục bản đồ, bàn giao mốc giới, cấp GPXD.

Tại cuộc họp, đại diện các Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, hiện dự án đã hoàn thành việc GPMB đối với khu nhà A1, A2, dự kiến vào ngày 20/1 sẽ hoàn thành việc cấp trích lục bản đồ và cắm mốc giới để Sở Xây dựng làm thủ tục cấp GPXD cho dự án.

Vũ Chiến


Dự án thí điểm của thành phố

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Tại Hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, sáng 16/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong năm 2013, thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty; tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá...

 

Toàn cảnh hội nghị-Ảnh: VGP.

Năm 2012, mặc dù nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội… Trong kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước, mà chủ lực là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước .

“Những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước là một thực tế, không ai có thể phủ nhận được”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, bước sang năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Với vai trò là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, các tập đoàn, tổng công ty cần phải rà soát, phấn đấu nâng cao hơn nữa mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2013.

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém của mình , đó là, còn có những tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ kéo dài; công tác quản trị doanh nghiệp chưa có chuyển biến nhiều; đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, tái cơ cấu chậm, còn tình trạng lãng phí, tham nhũng;…

Báo cáo tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp đã từng bước nhận thức những yếu kém, xây dựng đề án tái cấu trúc, khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Đây là những bước đi hết sức cần thiết để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển trong năm 2013, vốn được dự báo là rất nhiều khó khăn.

Không để xảy ra tiêu cực khi thoái vốn

Trên tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phù hợp trên cơ sở rà soát, xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính; tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ.

Doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt; tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, chỉ tập trung vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.

Những tập đoàn, tổng công ty đang có khó khăn về tài chính, một mặt cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, mặt khác cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án và cơ cấu lại tài sản.

“Thoái vốn phải hết sức chặt chẽ, không để tiêu cực xảy ra trong quá trình thoái vốn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu yêu cầu.

Bên cạnh đó là nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức quản lý. Tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; kết quả sản xuất kinh doanh phải được công bố công khai, minh bạch, trung thực, kịp thời với báo chí, dư luận để xã hội hiểu đúng về doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành trung ương và các địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2012 tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1.621.000 tỷ đồng, bằng 92% so với kế hoạch năm, tăng 2% so với thực hiện năm 2011, các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu lớn như dầu khí, điện lực, hàng không…; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 127.510 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt 294.000 tỷ đồng…

Theo chinhphu.vn


Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Thêm một dự án đầu tư xây dựng trường quốc tế tại Hà Nội

Ngày 15/1, Cty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) và Trường Quốc tế Việt Mỹ (VAIS) đã ký kết biên bản thỏa thuận đầu tư xây dựng hệ thống trường quốc tế cho dự án Splendora.

 

Theo đó, hai bên sẽ tiến hành đầu tư xây dựng và điều hành hệ thống trường học quốc tế liên thông gồm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ngay trong giai đoạn I của dự án này.

Quy hoạch tổng thể, Splendora sẽ có 6 trường học các cấp từ mẫu giáo đến cấp THPT. Công tác khởi công đang được Chủ đầu tư chuẩn bị trên tổng diện tích 2,5 ha với các khu chức năng riêng biệt: khu lớp học, khu điều hành, khu luyện tập thể dục thể thao, khu sân chơi, vườn thực nghiệm, đường đi dạo nội bộ, bãi đỗ xe...Thiết kế trường học đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và thuận tiện. Bể bơi và trang thiết bị phục vụ học tập được hai bên thống nhất dành nguồn kinh phí lớn như thư viện, phòng mỹ thuật, âm nhạc, sân chơi... Đây là một trong hạng mục cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ việc bàn giao nhà cho cư dân vào giữa năm 2013.

Ninh Toàn


Thêm một dự án đầu tư xây dựng trường quốc tế tại Hà Nội

Trong quý I/2013, Hà Nội sẽ thanh tra việc sử dụng đất tại nhiều dự án khu đô thị mới

Đây là nội dung văn bản số 265 của UBND TP.HN gửi các sở, ngành, quận, huyện. UBND TP yêu cầu kiểm tra nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khu đô thị Yên Hòa là Cty CP Tư vấn và đầu tư giáo dục Toàn Cầu. Nếu công ty chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định thì sẽ thanh tra việc lập và triển khai dự án các công trình trường học do Cty làm chủ đầu tư và đề xuất TP biện pháp giải quyết.

 

Khu đô thị Mỹ Đình II

Tại KĐT Mỹ Đình 1, TP yêu cầu thanh tra việc lập, triển khai dự án trên khu đất đã giao cho Cty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Quân đội xây dựng trung tâm đào tạo và dịch vụ ngân hàng; trường hợp có sai phạm sẽ tham mưu đề xuất thành phố giải quyết theo quy định. Tại KĐT Mỹ Đình 2, TP giao các đơn vị liên quan rà soát việc sử dụng đất lô CC3, trường hợp có sai phạm sẽ thu hồi đầu tư công trình trường học, tiến độ hoàn thành trong quý I-2013, giao Sở Xây dựng HN kiểm tra việc triển khai toàn bộ dự án, các dự án thành phần, đặc biệt là các dự án hạ tầng xã hội, báo cáo thành phố những sai phạm trong quý I/2013.

Tuệ Lâm


Trong quý I/2013, Hà Nội sẽ thanh tra việc sử dụng đất tại nhiều dự án khu đô thị mới

Lỗi tại… thiết kế !?

Việc TP Hải Phòng triển khai thi công dự án (DA) thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân về cải tạo vệ sinh môi trường. Nhưng khi nhà thầu thi công tuyến nước thải số 1 gói thầu A1 trên đường Lán Bè, P.Lam Sơn đã gây sụt lún, nứt nhà dân nghiêm trọng. Theo đánh giá ban đầu là do thiết kế quy định sau khi chèn cát phía ngoài cống bi, toàn bộ phần còn lại là lấp đất.

 

Gói thầu A1 đang khẩn trương thi công.

Lấp đất hay cát?

Qua đường dây nóng, báo Xây dựng đã nhận được kiến nghị của nhân dân P.Lam Sơn về việc trong quá trình triển khai thi công tuyến nước thải số 1 gói thầu A1 thuộc DA thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng trên đường Lán Bè, P.Lam Sơn gây sụt lún, nứt nhà dân nghiêm trọng. Toàn bộ mặt đường bị nứt, lún sụt so với đường cũ là 30 - 35cm, nhà dân cách hố đào khoảng 10m đều nứt lún. Nhân dân ở đây cho rằng nhà bị nứt là do nhà thầu thi công là TCty Xây dựng Bạch Đằng đã lấp đất lên trên phần cống bi là không đúng theo thiết kế.

Tuy nhiên, theo thiết kế của Liên danh tư vấn Nippon Koei.,Ltd (Nhật Bản) và Cty Poyry Finland OY (Phần Lan) thì sau khi lấp cát xung quanh cống bi, toàn bộ phần trên cống bi là lấp đất. Như vậy, kiến nghị của người dân là không có cơ sở. Ông Lê Trung Kiên - Phó tổng giám đốc TCty Xây dựng Bạch Đằng khẳng định: “TCty đã thi công đúng theo thiết kế. Trong quá trình đào hố chôn đường ống thoát nước gây sụt lún, nứt nhà dân là rủi ro bất khả kháng, không ai mong muốn”.

Nói về vấn đề này ông Trần Huy Vĩnh - Giám đốc BQLDA cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường Hải Phòng cho biết: “Nhà thầu đã thi công đúng theo hồ sơ thiết kế. Việc lấp đất này gồm nhiều lớp trong đó có lớp dùng đất tận dụng, chọn lọc từ phần đất vừa đào lên. Vấn đề nhà dân sẽ bị nứt, ngay từ khi trình duyệt DA, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát đã tính đến nhưng không ngờ khi thi công thì sự ảnh hưởng lại vượt khỏi dự tính ban đầu”.

Nhà sụt, lún do đâu?

Nhà dân bị nứt không phải do nhà thầu thi công sai thiết kế. Nhưng qua việc chủ đầu tư là BQL “tiền trảm hậu tấu” cho lấp cát thay đất đã chứng minh thiết kế ban đầu không phù hợp với tình hình thực tế tuyến nước thải số 1 gói thầu A1 của DA.

Theo kiến nghị của ông Phạm Đức Thành - Phó ban giám sát đầu tư của cộng đồng thì: “Chưa có một đơn vị kiểm định nào đưa ra số liệu khẳng định rằng nhà dân bị nứt là do nhà thầu thi công lấp đất. Nhưng bằng thực tế đã chứng minh đoạn từ cống Luồn đến gầm cầu An Dương, nhà thầu thi công đã lấp đất phía trên cống bi và hầu hết nhà dân gần đó bị ảnh hưởng. Bắt đầu từ gầm cầu An Dương trở đi, nhà thầu thi công không lấp đất nữa mà cho lấp cát thì hiện tượng sụt lún, nứt nhà dân giảm hẳn. Rõ ràng lấp cát tốt hơn nhiều so với lấp đất”. Ông Thành còn cho rằng: DA này khảo sát từ khoảng năm 2007 đến nay không còn phù hợp. Khoan địa chất cũng chỉ khoan điểm nên thiết kế cũng không phù hợp với thực tế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhà dân bị rạn nứt.

Về phía TCty Xây dựng Bạch Đằng, ông Kiên cũng cho rằng: “Bằng thực tế đã chứng minh lấp cát tốt hơn nhiều so với lấp đất. Nhưng nếu nói lỗi tại thiết kế là không đúng bởi bên thiết kế Nhật Bản họ thiết kế đúng theo quy chuẩn của ngành Xây dựng. Trong khi đó nhà dân khu vực này toàn là nhà xây không theo quy chuẩn, vì vậy nhà bị nứt là khó tránh khỏi”.

Theo chủ đầu tư, ông Trần Huy Vĩnh cũng khẳng định: Thiết kế của đối tác Nhật Bản là ưu việt, nhà dân bị nứt là ngoài ý muốn. Nguyên nhân chính là do thủy triều khu vực này lên xuống liên tục, nền đất yếu. Nhà dân đa số là nhà lấn chiếm, xây sau một đêm. Và để hạn chế tối đa tổn thất cho dân, chúng tôi đã liên hệ với đơn vị thiết kế để họ nghiên cứu, bổ sung thêm thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. BQL cũng đã có công văn trình TP, Sở Xây dựng Hải Phòng… Tuy chưa được phê duyệt nhưng BQL đã chủ động cho nhà thầu thi công lấp cát thay đất để thử nghiệm trước. Ông Vĩnh nói: “Chúng tôi cố gắng bằng nhiều biện pháp khác nhau để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm hạn chế tối đa việc lún nứt nhà dân”.

Như vậy có thể thấy, dù cả chủ đầu tư, BQL đều cho rằng thiết kế DA của đối tác Nhật Bản là chuẩn, ưu việt nhưng vẫn phải thừa nhận rằng nó chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Mỹ Hạnh


Lỗi tại… thiết kế !?

Sẽ làm rõ một số khuất tất tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong 25 kết luận, dư luận quan tâm nhất là Kết luận thanh tra tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Thanh tra đã làm rõ nhiều sai phạm kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ĐHQGHN tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của giám đốc trong việc ban hành các văn bản trái quy định, cấp phép cho các đơn vị trực thuộc liên kết nước ngoài trái thẩm quyền; vi phạm điều kiện tuyển sinh, vi phạm quy chế đào tạo sau đại học, bổ nhiệm cán bộ vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng; tự đặt ra khoản thu % từ các nguồn kinh phí và thu dịch vụ của đơn vị trực thuộc. Giám đốc ĐHQGHN có trách nhiệm nộp về ngân sách 21 tỷ 373 triệu đồng do đã yêu cầu các đơn vị trích nộp trái quy định. TTCP đã quyết định chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện hợp đồng của ETC với các công ty liên quan cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo pháp luật.

 

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết quả công tác thanh tra quý 4-2012.

Liên quan đến các học viên tham gia các khóa đào tạo liên kết, TTCP kiến nghị xem xét quyết định thu hồi bằng thạc sĩ do Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) cấp cho các học viên không viết và không bảo vệ luận văn tốt nghiệp theo quy định.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University Hanoi; viết tắt là VNU) là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến; là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm.Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm . Các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN lànhững cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân và quyền tự chủ như các trường đại học, viện nghiên cứu khác được quy định trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học - Công nghệ.

HH


Sẽ làm rõ một số khuất tất tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam họp Đoàn chủ tịch đầu năm 2013

Sáng qua (09/1), Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA) đã tổ chức cuộc họp Đoàn chủ tịch lần thứ I năm 2013. Tới dự buổi làm việc có bà Phan Thị Mỹ Linh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ủy viên Đoàn chủ tịch VUPDA và gần 30 ủy viên là các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị tham dự.

 

Sau phần báo cáo các kết quả hoạt động của Hội do Chủ tịch – KTS Trần Ngọc Chính trình bày và ý kiến đóng góp của các ủy viên, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu nêu bật tầm quan trọng trong chiến lược phát triển và vai trò của Hội trong công tác phản biện, xây dựng cơ chế chính sách quản lý, phát triển triển đô thị mà Bộ Xây dựng đang triển khai như:góp ý hoàn thiện Luật Đô thị, tham gia phản biện quy hoạch chung các tỉnh, thành phố, địa phương trên cả nước…

Việt Khang


Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam họp Đoàn chủ tịch đầu năm 2013

Popular Posts

Popular Posts