Sunday, April 6, 2014

Sơn Toa nào dùng ngoại thất tốt nhất

Sơn nước Ngoại thất Cao cấp TOA SuperShield với Công nghệ "Tự làm sạch" kết hợp công nghệ "Phân tử kép" đem lại khả năng tự làm sạch khi có tác động của nước mưa, đồng thời có độ bền lên tới 10 năm đã được kiểm chứng.

 

Sơn nước TOA SuperShield
Sơn Tự làm sạch với độ bền tới 10 năm
 
Loại : Sơn nước
Sử dụng : Ngoại thất
Hệ thống sơn : Sơn phủ
Đặc điểm sơn nước Ngoại thất Cao cấp SuperShield:
● Công nghệ “Tự làm sạch” giúp bảo vệ công trình luôn sạch đẹp, vững chắc.
● Công nghệ “Phân tử kép" mang lại độ bền cho sơn gấp 2 lần. 
● Chống thấm hoàn hảo.
● Chống bám bụi.
● Chống rong rêu, nấm mốc.
● Màu sắc bền đẹp, không loang ố, không kiềm hóa.
● Màng sơn mịn, đẹp.

Sử dụng : Thích hợp cho việc sơn trên các bề mặt: bê tông, xi măng, gạch.

Hệ thống sơn lót :
• Bề mặt mới : Sơn lót chống kiềm SuperShield
• Bề mặt cũ : Sơn lót gốc dầu 4 Seasons

Sản phẩm liên quan :
Sơn lót chống kiềm SuperShield
Sơn lót gốc dầu 4 Seasons

Bao bì : 5L
      

Sơn Toa nào dùng ngoại thất tốt nhất

Sơn nước Toa NanoClean kháng khuẩn tuyệt đối

Sơn Toa chính thức ứng công nghệ Teflon® vào sản phẩm Nanoshield và Nanoclean giúp tăng cường tính chùi rửa, chống bám bụi, vết bẩn và tăng độ bền cho bề mặt màng sơn. Tại thị trường Việt Nam, TOA là công ty sơn duy nhất được tập đòan Dupont cấp phép sở hữu công nghệ này.

 

Sơn nước TOA NanoClean
Tự tin lau chùi, kháng khuẩn tuyệt đối!
Sơn nước TOA NanoClean với Công nghệ kháng khuẩn - Hygienic Hybrid Nano giúp công trình luôn an toàn, sạch đẹp và bền lâu. Công nghệ Hygienic Hybrid Nano trong sơn nước nội thất cao cấp TOA NanoClean là công nghệ kết hợp các chức năng ưu việt giữa các phân tử Nano Fluoro Carbon - Giúp tự tin lau chùi, và phân tử Nano Silver - Giúp kháng khuẩn tuyệt đối.
Loại : Sơn nước
Sử dụng : Nội thất
Hệ thống sơn : Sơn phủ
Đặc điểm :
   • Nano Fluoro Carbon tạo thành 1 lớp màng bảo về chống thấm nước và dầu, giúp dễ dàng lau chùi vết bẩn.
   • Các hạt Nano Silver (bạc) tạo nên 1 lớp màng với những hạt Silver (Bạc) cực nhỏ và tương tác với các hạt khác làm tăng hiệu quả kháng khuẩn. Hạt Nano Silver (bạc) tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh, an toàn cho sức khoẻ, giúp môi trường trong lành đến 99.9%. 
   Ngoài ra, sơn nước TOA NanoClean còn có những tính năng đặc biệt khác như: bề mặt nhẵn mịn, chống rêu mốc, che lấp khe nứt nhỏ, dễ dặm vá hơn, độ phủ cao, độ che lấp tốt, mùi thơm dễ chịu và màu sắc bền lâu.

Sử dụng :
Sơn nước Nội thất Cao cấp TOA NanoClean thích hợp sử dụng các bề mặt bê tông, hồ vữa, xi măng, gạch nhói v.v… và đặc biệt sử dụng cho những nơi có yêu cầu cao về vệ sinh như: khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, bệnh xá, trung tâm chăm sóc y tế.

Sơn nước Toa NanoClean kháng khuẩn tuyệt đối

Bột trét tường và những câu hỏi về cách sử dụng bột trét tường.

Bột trét tường là 1 thành phần không thể thiếu trong công đoạn sơn nhà, nhưng để có được sự hòa hợp giữa bột trét và sơn giúp cho công trình trở nên hoàn thiện hơn thì ta cũng cần phải hiểu rõ về chúng. Sau đây là những câu hỏi thường gặp về các bột trét nói chung.

 Cách trộn bột trét tường như thế nào cho đúng?Có thể dùng nước bị nhiễm phèn để trộn bột trét tường hay không?

Nếu nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng pha bột để thi công. Trường hợp nước bị nhiễm phèn nặng thì không thể sử dụng được.

Thời gian sống (thời gian thi công) của hổn hợp bột trét tường trộn nước là bao nhiêu lâu?

Thời gian sản phẩm bắt đầu đông kết là 3 giờ, vì thế cần tính toán lượng bột trộn có thể trét trong khoảng thời gian này.

Có nên trộn thêm ximăng vào bột trét tường không?

Không nên trộn thêm ximăng vào vì đối với mỗi sản phẩm nhà sản xuất đã nghiên cứu, tính toán các thành phần để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu. Nếu trộn thêm ximăng vào dễ gây hiện tượng chai cứng bề mặt và bề mặt bị nứt.

Bột trét tường có bị ố vàng hay không?

Sau khi trét bột không bị ố. Nếu bị vàng thì cần phải kiểm tra bề mặt thật kỹ vì tường ẩm do bị thấm mới làm ố. Nếu bề mặt chỉ bị ố không bị mềm hay bong tróc thì có thể sử dụng sơn chống ố lăn lên trước khi sơn phủ.

Tại sao không nên trét bột trét tường lên bề mặt quá ẩm hay quá khô?

Nếu bề mặt quá ẩm thì khi thi công bột trét tường sẽ rất lâu khô, có khi không đông kết được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Nếu bề mặt khô quá thì khi thi công bột trét tường sẽ bị mất nước nhanh, không còn nước cho quá trình ninh kết, khiến bột trét tường không kết dính được và có thể trở lại trạng thái bột rời. Bề mặt tường luôn bị ẩm thì có thể thi công bột trét tường được không? Có thể thi công bột trét tường trong điều kiện ẩm uớt?
Không được thi công bột trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện tường bị ẩm, ta cần phải xác định nguyên nhân ẩm để xử lý:
-    Tường có độ ẩm cao do mới tô: phải để tường khô tối thiểu 7 ngày.
-    Tường có độ ẩm cao do trời mưa: phải để tường khô sau 2 – 3 ngày.
-    Tường có độ ẩm cao do bị thấm: phải chống thấm cho tường trước khi trét bột.

Tại sao trong một số trường hợp, khi bề mặt bột trét tường đã khô nếu dùng tay xoa, bề mặt bụi phấn ra nhiều?

Đây là trường hợp sự cố có thể do 2 nguyên nhân sau:
-    Trộn không đủ lượng nước yêu cầu hay do tường quá khô, bột bị khô, mất nước quá nhanh, hóa chất mất tác dụng không tạo liên kết làm cho bột bị bở, không đóng rắn.
-    Do sản phẩm thiếu hóa chất.
Trong trường hợp sự cố trên nếu không cạo ra trét lại thì bắt buộc dùng sơn lót gốc dầu để xử lý bề mặt, tạo bề mặt cứng chắc, giúp sơn phủ bám tốt.
Nếu với bề mặt bị bở mà không được xử lý đúng sẽ gây ra hiện tượng lớp sơn phủ bị nứt hay bị tróc do không bám dính tốt.

Tại sao bề mặt bột trét tường trong một số trường hợp bị nứt chân chim?

Hiện tượng bề mặt bột trét tường bị nứt chân chim là do:
-    Do bột quá cứng, thời gian đông kết nhanh.
-    Trét quá dày.
-    Kết cấu bề mặt yếu.
-    Bị nứt do chấn động: Đục tường khi sơn phủ.
-    
Nếu độ dày của lớp bột trét tường hơn 3mm thì có hiện tượng gì?
Độ dày của lớp bột trét tường hơn 3mm có thể xảy ra sự cố sau:
-    Bị bong tróc.
-    Bị nứt.

Tại sao trong một số trường hợp lớp bột trét bị bong ra cùng với lớp sơn?

Lớp sơn chỉ bám trực tiếp lên lớp bột, do đó hiện tượng này là do thi công hoặc do chất lượng bột.
-    Bề mặt thi công bột không được chuẩn bị tốt.
-    Thi công quá dày.
-    Sản phẩm thiếu chất kết dính

Có thể thi công bột trét tường trên bề mặt thạch cao hay không?

Với loại bột trét tường thông thường không thể sử dụng cho bề mặt thạch cao. Chỉ nên dùng loại bột trét tường có thành phần chất kết dính là Gypsum cho loại bề mặt này.

Có thể pha màu vào bột trét tường dùng thay thế lớp sơn được không?

Không nên làm như thế vì sẽ không đảm bảo về chất lượng như:
-    Không tạo bề mặt láng mịn.
-    Tuổi thọ độ bền màu rất thấp.
-    Không tạo được sự đồng đều về màu sắc.
-    Bề mặt dễ bị phấn hóa.

Tại sao trong một số trường hợp, khi thi công xảy ra hiện tượng  bột không bám dính vào tường, kéo dao không được?

Đây là hiện tượng sự cố do
-    Thiếu chất kết dính hoặc phụ gia.
-    Sản phẩm chưa được trộn đều trong quá trình sản xuất nên chất lượng không đạt.

Khi thi công thời gian dài, hỗn hợp bột trét tường trộn nước bị khô thì có  thể trộn thêm nước để có thể dùng lại hay không?

   Không được, vì các thành phần trong bột đã bị đóng rắn (cứng, chết) không thể hòa tan lại.


Bột trét tường và những câu hỏi về cách sử dụng bột trét tường.

Bột trét tường nào tốt nhất hiện nay

Bột trét tường là 1 loại vật liệu xây dựng, có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. Bột trét tường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm: Tạo bề mặt nhẵn, mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện và tăng độ bám dính kết cấu.

Bột trét tường Việt Mỹ
Các thành phần cơ bản của bột trét tường:
·    Chất kết dính
·    Chất độn
·    Phụ gia
Chất kết dính: gồm 2 loại
-    Chất kết dính dạng khoáng: Cement, Gypsum
-    Chất kết dính Polymer.
Chất độn: Chất độn được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy, tăng thể tích.
Các loại bột độn thường hay sử dụng: Carbonate Calcium
Phụ gia: là loại nguyên liệu chiếm một phần rất nhỏ trong thành phẩm sản phẩm nhưng đóng vai trò rất quan trọng tạo cho sản phẩm một số tính cần thiết:
-    Giữ nước cho thời gian ninh kết.
-    Giúp thi công dễ dàng
-    Chống nứt
-    Cải thiện tính đóng rắn và thời gian đóng rắn.
Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất không giống nhau. Bột trét tường ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ lớn). Ngoài ra nó còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của áh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng hoàn toàn chống tia cực tím). Bột trét tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa) và lớp sơn phủ không chống thấm thì bột trét tường còn bị ngậm nước khi trời có mưa. Các ảnh hưởng trên đối với bột trét tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột trét tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao. Vì những điều trên, nhà sản xuất phải thiết kế 2 loại sản phẩm bột trét tường ngoại thất và bột trét tường nội thất. Để phân biệt bột trét trong hay ngoài, ta cần phải đọc kỹ trên bao bì mà nhà sản xuất quy định.


Bột trét tường nào tốt nhất hiện nay

Popular Posts

Popular Posts