Thursday, May 29, 2014

Thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP về việc thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

 

Thành phố Vĩnh Long

Theo đó, thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở toàn bộ 9.362,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của huyện Bình Minh.

Đồng thời, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập3 phường thuộc thị xã Bình Minh.

Cụ thể, thành lập phường Cái Vồn thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An.

Thành lập phường Thành Phước thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cái Vồn.

Thành lập phường Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình.

CP


Thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Hợp tác phát triển không gian ngầm đô thị

Sáng 27/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) do ông Michitaro Nakai – Giám đốc thương thảo quốc tế, Ban chính sách Quốc tế, Cục Chính sách làm trưởng đoàn; cùng đại diện Ban điều hành hiệp hội Ocaji – Hiệp hội các nhà thầu Nhật Bản tại hải ngoại, Cty Taisei… Về phía Bộ Xây dựng có đại diện Vụ HTQT, Vụ KHCN, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Phát triển đô thị, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xât dựng, Văn phòng Bộ.

 

Tại buổi tiếp và làm việc, Ông Michitaro Nakai cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn; đồng thời nhấn mạnh chuyến thăm của Đoàn lần này càng củng cố hơn cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai Bộ MLIT và Bộ Xây dựng. Hai bên đã cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là việc sử dụng không gian ngầm đô thị; trao đổi cơ chế đào tạo nguồn nhân lực xây dựng.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA phát triển nguồn nhân lực xây dựng

Ông Michitaro Nakai thông báo với Thứ trưởng về tiến độ Dự án hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực xây dựng. Bộ Xây dựng hiện đã tiến cử 3 đơn vị là Lilama, Sông Hồng, Coma tham gia Ủy viên ban điều phối phía Việt Nam nhằm xúc tiến hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Phía Nhật Bản cho biết, hiện nay, Nhật Bản đang tiến hành cử ra các thành viên tham gia trong Ban điều phối để có thể đảm đương nhiệm vụ, xúc tiến hợp tác hiệu quả nhất. Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ đẩy nhanh tiến độ hợp tác trong lĩnh vực này.

Đối với Dự án này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết trong thời gian qua đã có bước phát triển tích cực và mong rằng sẽ đẩy nhanh Dự án này cho đào tạo nguồn nhân lực xây dựng.

Đề nghị hỗ trợ phát triển, quản lý không gian ngầm đô thị

Theo Thứ trưởng, thì hiện nay, tại Việt Nam, các văn bản chuyên biệt cho lĩnh vực này cũng được ban hành (NĐ 41/2007/NĐ-CP; NĐ39/2010/NĐ-CP; Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, về thiết kế và xây dựng công trình ngầm). Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất mới với Việt Namnên việc triển khai thực hiện, quản lý khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do vậy, Việt Namcần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm quản lý sử dụng, khai thác không gian ngầm có hiệu quả hơn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng đưa ra các nội dung mà Bộ Xây dựng cần MLIT hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này như: Hỗ trợ xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến xây dựng công trình ngầm, bao gồm: Bãi đỗ xe ngầm, tàu điện ngầm, hầm đậu ô tô, hầm đi bộ trong đô thị, Tuy-nen, hào kỹ thuật, các tuyến phố ngầm, nhà ga ngầm; các tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ, ngập úng trong lĩnh vực này; hỗ trợ hướng dẫn công tác lập quy hoạch không gian đô thị ngầm và ban hành hướng dẫn này. Về công tác quản lý, Bộ Xây dựng mong muốn MLIT hỗ trợ xây dựng dữ liệu về không gian ngầm đô thị, trong đó, hỗ trợ thí điểm lập bản đồ hiện trạng công trình xây dựng ngầm cho đô thị, từ đó có thể nhân rộng phương pháp lập cơ sở dữ liệu; đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, quy hoạch xây dựng công trình ngầm; hỗ trợ tổ chức hội thảo, hội nghị liên quan xây dựng đô thị ngầm…

Ông Nakai cho biết Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm phát triển hệ thống bãi đỗ xe ngầm về phát triển chính sách và thực hiện chính sách, vì đây là hạng mục quan trọng để giữ cảnh quan đô thị và giao thông thông suốt. Thêm đó, Hiệp Hội Ocaji sở hữu nhiều công nghệ liên quan đến phát triển công trình ngầm, nên Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Namtrong lĩnh vực này…. Những nội dung mà BXD đề nghị hợp tác khá rộng cần thực hiện trong thời gian dài và có sự hợp tác nhiều bên liên quan. MLIT hứa sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Namtrong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cảm ơn đề xuất giúp đỡ của Nhật Bản với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển, quản lý không gian ngầm đô thị và khẳng định đây là những vấn đề cần thiết trong tương lai. Đồng thời, Thứ trưởng mong rằng Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Namnhiều hơn trong công tác quản lý không gian ngầm đô thị. Bộ Xây dựng sẽ cử cơ quan đại diện để liên lạc với MLIT nhằm thực hiện những nội dung hợp tác này. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ tạo điều kiện để hai bên hợp tác chặt chẽ hơn, để DN Nhật Bản hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

 


Hợp tác phát triển không gian ngầm đô thị

10 luật có hiệu lực từ 1/1/2013

Bắt đầu từ 1/1/2013, 10 luật sẽ có hiệu lực, bao gồm: Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Quảng cáo; Luật Giá; Luật Tài nguyên nước; Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; và Luật Biển Việt Nam.

 

Vị thế công nhân, công đoàn tiếp tục được khẳng định khi Luật Công đoàn (sửa đổi) có hiệu lực từ 1.1.2013. Ảnh: Đ.T

Trong số này, một số luật có tác động mạnh đến đời sống người dân, công nhân lao động và tổ chức công đoàn.

1. Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Luật gồm 6 chương, 33 điều, tăng 2 chương và 14 điều so với Luật Công đoàn hiện hành. Ngoài các nội dung cơ bản của Luật Công đoàn hiện hành được giữ lại, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới chủ yếu liên quan đến việc quy định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, những bảo đảm cho công đoàn hoạt động và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn.

Theo đó, 4 điểm nổi bật trong Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm: Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, cho dù cơ quan, tổ chức, DN đó đã thành lập được CĐ cơ sở hay chưa. Không cho phép LĐ là người nước ngoài gia nhập CĐVN.

Thêm cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn như: Khoản 1, Điều 25 quy định: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”. Không đổi tên Tổng LĐLĐVN sang Tổng Công đoàn Việt Nam.

2. Luật Biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương.

3. Với 5 chương, 50 điều, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành đã hoàn thiện hơn về mặt pháp lý cho việc minh bạch nền tài chính quốc gia. Đây là bộ chế định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

4. Đối với Luật Bảo hiểm tiền gửi có 7 chương, 39 điều, được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

5. Với 5 chương, 43 điều, Luật Quảng cáo quy định các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo gồm: Thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo;...

6. Với 5 chương, 48 điều, Luật Giá có điểm mới là quy định chế độ phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch.

7. So với Luật Tài nguyên nước hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung 39 điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật có 10 chương, 79 điều, quy định rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà còn bao gồm cả sông, suối, hồ chứa... để tránh bỏ sót đối tượng quản lý...

8. Luật Giám định tư pháp được thiết kế 8 chương với 46 điều, quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Quy định này của luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

9. Với 5 chương, 41 điều, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật...
 


10 luật có hiệu lực từ 1/1/2013

Popular Posts

Popular Posts