Friday, May 9, 2014

Chính phủ bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS Hà Nội

Ngày 19/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng một số bộ, ngành Trung ương đã làm việc với thành phố Hà Nội nhằm thảo luận các biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu.

 

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đề xuất các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS Hà Nội. Theo Bộ trưởng, trước hết là phải thực hiện rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, tiến hành phân loại các dự án phát triển nhà ở, bất động sản và xử lý theo hướng dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.

Đối với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn, tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.

Với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở, cho phép cơ cấu lại dự án, chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động. Ngoài ra cũng cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án. Đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường; thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.cho biết, thị trường bất động sản tại Hà Nội có sự khác biệt so với thị trường TP Hồ Chí Minh, đó là tình trạng đóng băng xảy ra chậm hơn, số lượng dự án ít hơn, nhưng quy mô mỗi dự án và tổng thể lớn hơn; số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường ít hơn; dư nợ bất động sản ít hơn, vốn chủ yếu huy động từ người mua nhà; giá nhà ở cũng cao hơn nếu so với các dự án cùng điều kiện.

* Hạn chế nguồn cung, hỗ trợ nguồn cầu

Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản và sàn giao dịch bất động sản, tổng số căn hộ tồn kho của Hà Nội hiện là gần 5.800 căn, tương ứng trên 566.600 m2 sàn; nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.483 căn, tương ứng 874.825 m2 sàn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ (đang tiếp tục nhận đơn mua nhà); diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2... Hiện nợ xấu bất động sản của Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của ngân hàng. Như vậy, thị trường nhà ở thương mại phân khúc cấp cao, thấp tầng đã rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu thực sự của xã hội. Trong khi nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp còn rất lớn (khoảng 375.000 hộ có bình quân diện tích dưới mức trung bình, tương đương 52% số hộ trên địa bàn thành phố; khoảng 114.500 cán bộ, công nhân viên chức có nhu cầu mua nhà ở).

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo cho rằng, nguyên nhân đóng băng, trầm lắng của thị trường bất động sản Hà Nội do sự phát triển quá nóng trong thời gian qua, đặc biệt do tình hình kinh tế suy giảm, sức mua giảm sút. Giá nhà tăng mạnh chủ yếu là do đầu cơ, nhiều nhà đầu tư chưa tuân thủ quy luật kinh tế thị trường, chỉ tập trung vào những phân khúc có sinh lời cao mà không quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường, dẫn đến thị trường nhà ở mất cân đối, dư thừa nhà ở cao cấp trong lúc thiếu nhà ở phân khúc cho người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp. Thêm vào đó là chính sách tài chính, tín dụng cho thị trường bất động sản chưa hoàn chỉnh và còn bất cập. Thủ tục hành chính trong quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng, đất đai, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường nhà ở. Quản lý nhà nước về thị trường bất động sản chưa hiệu quả; vai trò điều tiết của Nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa được phát huy, nhà nước chủ yếu thực hiện công tác quản lý, chưa thể hiện rõ vai trò điều tiết, cân đối cơ cấu nhà ở phù hợp với nhu cầu thị trường…

Lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương, ngân hàng đều nhận định, khó khăn của thị trường bất động sản xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bùng phát về giá và lượng giao dịch trong thời gian ngắn tại Hà Nội và các thành phố lớn đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ xô vào đầu tư phát triển bất động sản, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính yếu. Cùng với đó là cơ cấu hàng hóa bất động sản phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng quá nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp, diện tích lớn; chương trình phát triển nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân lao động tại các khu công nghiệp chậm được triển khai, vì vậy thị trường nhà ở phi hàng hóa còn thiếu, gây khó khăn nhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị. “ Có thế nói rằng, đến nay thị trường căn hộ cao cấp dần rơi vào bão hòa, thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân. Cung trên thị trường bất động sản là vừa thiếu lại vừa thừa“, ông Phan Đức Tú, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định.

Trước thực trạng khó khăn của thị trường bất động sản, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, chủ trương của TP Hà Nội là cắt giảm, hạn chế nguồn cung, kích thích và hỗ trợ nguồn cầu, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với nguồn cầu, tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Một số nhóm giải pháp chính được xác định là: rà soát lại cung, cầu về nhà ở, xác định nhu cầu cụ thể thị trường để cơ cấu lại sản phẩm; có chính sách kích cầu, tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở tiếp cận được quỹ nhà và nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản, nhất là giải quyết nợ xấu và chính sách hỗ trợ về vốn, về giải quyết quỹ nhà tồn đọng… Hà Nội đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường bất động sản làm cơ sở để các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện; phê duyệt dự án nợ xấu; xem xét phê duyệt Đề án về một số cơ chế, chính sách nhà ở cho đối tượng hưởng lương trên địa bàn thành phố…Đồng thời đề nghị các bộ, ngành chức năng đề xuất với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các chính sách về tính dụng, thuế, đất đai, như tiếp tục thực hiện quy định về giãn nộp tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 13 của Chính phủ; xem xét việc giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu; xem xét khoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng, thiết lập các gói tài chính hỗ trợ…

* Mở van tín dụng với người mua nhà

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến thống nhất quan điểm, trước khó khăn của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là một việc làm hết sức cần thiết; cần tập trung cao độ với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ vào tháo gỡ khó khăn cho thị trường này, bởi thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các tổ chức tín dụng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, người lao động và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ hết mức cho người dân có nhu cầu thực sự về nhà ở, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề xuất việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phải cần một giải pháp dài hơi, trong đó hết sức lưu ý đến việc tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển đô thị và nhà ở, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển ổn định, theo quy hoạch, kế hoạch,...

Đồng tình với quan điểm nêu trên của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển, bán nhà ở xã hội nên xem xét, mở rộng hình thức cho thuê nhà ở xã hội.

Đánh giá cao sự nỗ lực của Hà Nội trong tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thời gian qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Hà Nội cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài trong tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó chú trọng đến công tác điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo cân đối cung cầu về nhà ở; đồng thời lưu ý hơn nữa vào kích cầu, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân...

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, để giải quyết nhà ở tồn động, các Ngân hàng thương mại phải mở ra tín dụng cho người mua. Bên cạnh đó, phải mở rộng hình thức cho thuê nhà nhằm góp phần đáp ứng tối đa các nhu cầu về nhà ở của các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, cũng có ý kiến đề xuất việc nghiên cứu quy định loại hình nhà ở sở hữu có thời hạn để đa dạng hóa các loại hình nhà ở, phù hợp với tình hình thực tế của thị trường; cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở tồn kho không bán được sang các công trình dịch vụ đang có nhu cầu và phù hợp với quy hoạch như bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại; đề nghị các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế...

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Đánh giá cao những giải pháp mà Hà Nội đề ra trong tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cho đây là những giải pháp thiết thực đóng góp vào các giải pháp chung của Chính phủ trong giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tình trạng ứ đọng, khó khăn của thị trường bất động sản có nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến là những yếu kém trong công tác quản lý, quy hoạch. Vì vậy Hà Nội phải đặc biệt lưu ý công tác rà soát lại quy hoạch, phát triển thị trường nhà ở theo hướng có cơ cấu hợp lý, tập trung nguồn lực để tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, nhà ở công nhân, sinh viên, cán bộ công chức… Cùng với đó là nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính để hỗ trợ thị trường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thành phố xây dựng chính sách khuyến khích, kích cầu về nhà ở; đảm bảo cho người có thu nhập thấp cũng có mua được, hoặc thuê được nhà ở với giá cả hợp lý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý thành phố cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong các giao dịch bất động sản. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản. Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, tập trung cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu bất động sản, trích lập dự phòng rủi ro, tích cực xử lý tài sản thế chấp... cần nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, khả thi nhằm hỗ trợ các hộ dân vay để mua nhà ở xã hội.

Hà Vy


Chính phủ bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS Hà Nội

Gãy cẩu tháp ở tòa nhà 70 tầng, hàng trăm người hoảng loạn

Khoảng 16h chiều 24/12, một vụ sập cần cẩu đã xảy ra tại công trường tòa nhà có thiết kế 70 tầng - Lotte Center Hanoi - trên đường Đào Tấn (Ba Đình, Hà Nội) khiến 3 người bị thương.

 

“Đang ngồi uống nước thì tôi bỗng nghe tiếng động mạnh, ngó lên trên tòa nhà đang xây dựng dở thì thấy chiếc cần cẩu bị quặn lại, gãy gập như sợi dây thừng gác lơ lửng trên trời”, một nhân chứng hoảng hồn kể lại sự việc.

Nhiều người hoảng hồn nhìn cẩu tháp bị gãy gập. (Ảnh: CTV)

Sau khi xảy ra vụ việc, hiện trường công trình Hanoi Lotte Center (phía sau khách sạn Deawoo) đã được phong tỏa. Chạy ra khói khu vực công trường, may mắn không gặp nạn nhưng nhiều công nhân vẫn hoảng hồn, mặt tái mét vì sợ.

Từ xa, nhiều người có thể nhìn thấy chiếc cần cẩu bị gập vắt xuống các tầng dưới của tòa nhà nhìn rất nguy hiểm.


Cẩu tháp phía bên phải bị vặn xuống như một sợi dây thừng. (Ảnh: CTV)

Trước đó, ngày 24/2/2012, tạitòa nhà này cũng xảy ra một vụ cháy lớn khiến nhiều người hoảng loạn.

Phong Nguyên (DT)


Gãy cẩu tháp ở tòa nhà 70 tầng, hàng trăm người hoảng loạn

Thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP về việc thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

 

Thành phố Vĩnh Long

Theo đó, thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở toàn bộ 9.362,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của huyện Bình Minh.

Đồng thời, điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập3 phường thuộc thị xã Bình Minh.

Cụ thể, thành lập phường Cái Vồn thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An.

Thành lập phường Thành Phước thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cái Vồn.

Thành lập phường Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình.

CP


Thành lập thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

"Phá băng" thị trường BĐS: “Mũi tên trúng nhiều đích”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định trước Quốc hội việc tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường BĐS là vấn đề cấp bách. Để hồi phục thị trường, trước hết cần phải lấy lại niềm tin xã hội.

 

Bộ Xây dựng đối thoại với doanh nghiệp BĐS tìm giải pháp phục hồi thị trường.

Với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng đã chủ động đề xuất và triển khai hàng loạt giải pháp mang tính đột phá. Những giải pháp này đã được tích cực, quyết liệt triển khai.

“Mũi tên trúng nhiều đích”

Trong các buổi làm việc của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng với chính quyền và doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, việc ưu tiên phát triển nhà ở xã hội được xác định là “nút gỡ” khó khăn cho thị trường BĐS.

Hiện nay, nhu cầu nhà ở xã hội của người thu nhập thấp, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang rất lớn. Do vậy, nếu gắn việc tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở, chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội sẽ cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề.

Một mặt, giúp cân đối cung cầu trên thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân thu nhập thấp, mặt khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp BĐS, dần làm thị trường ấm lên, từ đó giải quyết được nợ xấu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, về lâu dài, phát triển nhà ở xã hội là giải pháp để hạ giá nhà về giá trị thực.

Với quan điểm xuyên suốt là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội theo các mục tiêu của Chiến lược nhà ở, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình nhà ở xã hội tại một số địa phương trọng điểm. Bộ Xây dựng đã ký kết chương trình phối hợp triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, với những mục tiêu và giải pháp cụ thể.

Tiếp đó, Bộ Xây dựng trực tiếp làm việc với lãnh đạo hai TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, các doanh nghiệp BĐS lớn để bàn giải pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, xác định danh mục dự án nhà ở xã hội cụ thể và giao nhiệm vụ cho các đơn vị này thực hiện.

Trong khi chờ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chính thức thông qua các đề xuất về tín dụng, Bộ Xây dựng đã chủ động phối hợp với BIDV ký kết thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội với gói tín dụng trung, dài hạn 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà.

6 giải pháp cấp bách

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ kế hoạch gồm 6 nhóm giải pháp.

Đầu tiên là nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với thị trường BĐS, bảo đảm sự phát triển ổn định, minh bạch, theo quy hoạch, cân đối cung - cầu, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Cụ thể, mở rộng đối tượng được giải quyết nhà ở xã hội với 8 nhóm; sửa đổi bổ sung quy định về trình tự thủ tục thực hiện dự án nhà xã hội, quy định tiêu chuẩn, quy mô căn hộ, cơ cấu, tỷ lệ nhà xã hội..., làm rõ hơn vai trò và trách nhiệm của địa phương trong phát triển và quản lý nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội.

Nhóm giải pháp thứ hai, các địa phương phải đẩy nhanh rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, tiến hành phân loại các dự án cần tạm dừng, các dự án được tiếp tục triển khai, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu, chuyển đổi mục đích cho phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của thị trường.

Thứ ba là nhóm giải pháp về tín dụng và giải quyết nợ xấu, kết hợp giữa tái cơ cấu nợ cũ và cho vay mới để hoàn thành các dự án dở dang đã có đầu ra. Theo đó, các ngân hàng sẽ dành tối thiểu 3% tổng dư nợ tín dụng cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay mua, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng với lãi suất bằng 2/3 lãi suất huy động, thời hạn từ 10-15 năm.

Nhóm giải pháp thứ tư là thực hiện chính sách tài khóa và thuế, theo đó đề xuất Quốc hội cho phép miễn, giảm thuế trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội, nhà ở diện tích nhỏ, giá bán bình dân, các địa phương có tồn kho bất động sản lớn...

Nhóm giải pháp thứnăm là các doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cần giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng bán hàng linh hoạt, chuyển sang cho thuê, thuê mua; công khai, minh bạch, thực hiện đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.

Nhóm giải pháp thứsáu là các địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính từ khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư đến phê duyệt các dự án BĐS, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu sản phẩm BĐS tồn kho, thi công dở dang phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

CP


"Phá băng" thị trường BĐS: "Mũi tên trúng nhiều đích"

10 luật có hiệu lực từ 1/1/2013

Bắt đầu từ 1/1/2013, 10 luật sẽ có hiệu lực, bao gồm: Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Quảng cáo; Luật Giá; Luật Tài nguyên nước; Luật Giám định tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; và Luật Biển Việt Nam.

 

Vị thế công nhân, công đoàn tiếp tục được khẳng định khi Luật Công đoàn (sửa đổi) có hiệu lực từ 1.1.2013. Ảnh: Đ.T

Trong số này, một số luật có tác động mạnh đến đời sống người dân, công nhân lao động và tổ chức công đoàn.

1. Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Luật gồm 6 chương, 33 điều, tăng 2 chương và 14 điều so với Luật Công đoàn hiện hành. Ngoài các nội dung cơ bản của Luật Công đoàn hiện hành được giữ lại, Luật Công đoàn (sửa đổi) thiết lập một số điều khoản mới chủ yếu liên quan đến việc quy định rõ thêm trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, doanh nghiệp, những bảo đảm cho công đoàn hoạt động và cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật công đoàn.

Theo đó, 4 điểm nổi bật trong Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm: Tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ bằng 2% quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH, cho dù cơ quan, tổ chức, DN đó đã thành lập được CĐ cơ sở hay chưa. Không cho phép LĐ là người nước ngoài gia nhập CĐVN.

Thêm cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn như: Khoản 1, Điều 25 quy định: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”. Không đổi tên Tổng LĐLĐVN sang Tổng Công đoàn Việt Nam.

2. Luật Biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước láng giềng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương.

3. Với 5 chương, 50 điều, Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành đã hoàn thiện hơn về mặt pháp lý cho việc minh bạch nền tài chính quốc gia. Đây là bộ chế định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền, hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

4. Đối với Luật Bảo hiểm tiền gửi có 7 chương, 39 điều, được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

5. Với 5 chương, 43 điều, Luật Quảng cáo quy định các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo gồm: Thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên, sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo;...

6. Với 5 chương, 48 điều, Luật Giá có điểm mới là quy định chế độ phải công khai thông tin về giá đối với cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch.

7. So với Luật Tài nguyên nước hiện hành, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung 39 điều mới hoàn toàn về nội dung và sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật có 10 chương, 79 điều, quy định rõ tài nguyên nước không chỉ có nước mà còn bao gồm cả sông, suối, hồ chứa... để tránh bỏ sót đối tượng quản lý...

8. Luật Giám định tư pháp được thiết kế 8 chương với 46 điều, quy định về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Quy định này của luật đã mở ra cơ hội mới, tạo điều kiện chủ động cho các bên đương sự chủ động thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

9. Với 5 chương, 41 điều, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; chính sách của Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật...
 


10 luật có hiệu lực từ 1/1/2013

Hợp tác phát triển không gian ngầm đô thị

Sáng 27/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) do ông Michitaro Nakai – Giám đốc thương thảo quốc tế, Ban chính sách Quốc tế, Cục Chính sách làm trưởng đoàn; cùng đại diện Ban điều hành hiệp hội Ocaji – Hiệp hội các nhà thầu Nhật Bản tại hải ngoại, Cty Taisei… Về phía Bộ Xây dựng có đại diện Vụ HTQT, Vụ KHCN, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Phát triển đô thị, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xât dựng, Văn phòng Bộ.

 

Tại buổi tiếp và làm việc, Ông Michitaro Nakai cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn; đồng thời nhấn mạnh chuyến thăm của Đoàn lần này càng củng cố hơn cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước và hai Bộ MLIT và Bộ Xây dựng. Hai bên đã cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là việc sử dụng không gian ngầm đô thị; trao đổi cơ chế đào tạo nguồn nhân lực xây dựng.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA phát triển nguồn nhân lực xây dựng

Ông Michitaro Nakai thông báo với Thứ trưởng về tiến độ Dự án hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực xây dựng. Bộ Xây dựng hiện đã tiến cử 3 đơn vị là Lilama, Sông Hồng, Coma tham gia Ủy viên ban điều phối phía Việt Nam nhằm xúc tiến hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Phía Nhật Bản cho biết, hiện nay, Nhật Bản đang tiến hành cử ra các thành viên tham gia trong Ban điều phối để có thể đảm đương nhiệm vụ, xúc tiến hợp tác hiệu quả nhất. Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ đẩy nhanh tiến độ hợp tác trong lĩnh vực này.

Đối với Dự án này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết trong thời gian qua đã có bước phát triển tích cực và mong rằng sẽ đẩy nhanh Dự án này cho đào tạo nguồn nhân lực xây dựng.

Đề nghị hỗ trợ phát triển, quản lý không gian ngầm đô thị

Theo Thứ trưởng, thì hiện nay, tại Việt Nam, các văn bản chuyên biệt cho lĩnh vực này cũng được ban hành (NĐ 41/2007/NĐ-CP; NĐ39/2010/NĐ-CP; Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, về thiết kế và xây dựng công trình ngầm). Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất mới với Việt Namnên việc triển khai thực hiện, quản lý khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do vậy, Việt Namcần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm quản lý sử dụng, khai thác không gian ngầm có hiệu quả hơn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng đưa ra các nội dung mà Bộ Xây dựng cần MLIT hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này như: Hỗ trợ xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến xây dựng công trình ngầm, bao gồm: Bãi đỗ xe ngầm, tàu điện ngầm, hầm đậu ô tô, hầm đi bộ trong đô thị, Tuy-nen, hào kỹ thuật, các tuyến phố ngầm, nhà ga ngầm; các tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ, ngập úng trong lĩnh vực này; hỗ trợ hướng dẫn công tác lập quy hoạch không gian đô thị ngầm và ban hành hướng dẫn này. Về công tác quản lý, Bộ Xây dựng mong muốn MLIT hỗ trợ xây dựng dữ liệu về không gian ngầm đô thị, trong đó, hỗ trợ thí điểm lập bản đồ hiện trạng công trình xây dựng ngầm cho đô thị, từ đó có thể nhân rộng phương pháp lập cơ sở dữ liệu; đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, quy hoạch xây dựng công trình ngầm; hỗ trợ tổ chức hội thảo, hội nghị liên quan xây dựng đô thị ngầm…

Ông Nakai cho biết Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm phát triển hệ thống bãi đỗ xe ngầm về phát triển chính sách và thực hiện chính sách, vì đây là hạng mục quan trọng để giữ cảnh quan đô thị và giao thông thông suốt. Thêm đó, Hiệp Hội Ocaji sở hữu nhiều công nghệ liên quan đến phát triển công trình ngầm, nên Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Namtrong lĩnh vực này…. Những nội dung mà BXD đề nghị hợp tác khá rộng cần thực hiện trong thời gian dài và có sự hợp tác nhiều bên liên quan. MLIT hứa sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Namtrong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cảm ơn đề xuất giúp đỡ của Nhật Bản với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển, quản lý không gian ngầm đô thị và khẳng định đây là những vấn đề cần thiết trong tương lai. Đồng thời, Thứ trưởng mong rằng Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Namnhiều hơn trong công tác quản lý không gian ngầm đô thị. Bộ Xây dựng sẽ cử cơ quan đại diện để liên lạc với MLIT nhằm thực hiện những nội dung hợp tác này. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ tạo điều kiện để hai bên hợp tác chặt chẽ hơn, để DN Nhật Bản hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

 


Hợp tác phát triển không gian ngầm đô thị

10 sự kiện nổi bật của CĐXDVN năm 2012

Năm 2012, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng CĐXDVN đã tích cực triển khai hoạt động thúc đẩy phong trào thi đua, động viên người lao động vượt khó. Dưới đây là một số hoạt động nổi bật trong năm qua:

 

 

1. Ngày 09/01/2012, tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2011 trang điện tử của Công đoàn Xây dựng Việt Nam với tên miền www.Congdoanxaydungvn.org.vn đã được chính thức khai trương góp phần truyền tải những hoạt động tuyên truyền về phong trào CNCVLĐ trong toàn ngành và hoạt động công đoàn.

2. Ngày 01/02 phát động Chiến dịch thi đua 330 ngày đêm hoàn thành các mục tiêu tiến độ năm 2012 công trình xây dựng Nhà Quốc hội (từ 01/02 - 31/12/2012). Chiến dịch Thi đua được phát động nhằm hoàn thành các mục tiêu tiến độ năm 2012 theo hướng bảo đảm chất lượng, hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

3. Ngày 03/02/2012 phong trào thi đua liên kết tại thủy điện Lai Châu được phát động vào đúng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc phát động thi đua tại công trình trọng điểm Lai Châu sẽ góp phần đưa công trình bảo đảm vượt mức mục tiêu tiến độ: Ngăn sông đợt I công trình vào tháng 4/2012, phát điện tổ máy I vào năm 2016 và hoàn thành công trình vào năm 2017.

4. Kỷ niệm 55 năm thành lập CĐXDVN (16/3/957 - 16/3/2012) nhiều hoạt động sôi nổi đã được tổ chức. Tại Lễ kỷ niệm 55 năm nhiều thế hệ cán bộ CĐXDVN đã có dịp ôn lại truyền thống hào hùng và tự hào với các phong trào thi đua trong thời gian qua do CĐXDVN tổ chức có sức lan tỏa thu hút sự tham gia đông đảo của người lao động, đem lại nhiều kết quả nổi bật được ghi nhận bằng nhiều thành tích cao quý.

Nhân dịp này, CĐXDVN đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết chân dung điển hình: “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển CĐXDVN”. Cuộc thi được phối hợp với Báo Xây dựng tổ chức từ 15/3/2011. Với kết quả được trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho các tác giả đoạt giải.

5. Hoạt động đối ngoại đã được mở rộng trong năm 2012 với việc tổ chức phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ như APHEDA, BWI, CĐ XD Hàn Quốc… CĐXDVN và Tổ chức Nhân dân Úc vì y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại (APHEDA) phối hợp tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức về mối nguy hại của amiăng”. Lớp tập huấn được tổ chức tại nhiều khu vực cho cán bộ công đoàn, đại diện người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác ATVSLĐ của các đơn vị trực thuộc.

6. Cuộc vận động “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC ngành Xây dựng” tiếp tục được phát huy. Với kết quả rất đáng khích lệ, thu nhập bình quân của 94 đơn vị đề nghị xét khen thưởng cuộc vận động “Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của CNVC ngành Xây dựng” năm 2011 là 4.933.069đ. Các đơn vị đã đầu tư hơn 311,675 tỷ đồng cải thiện điều kiện làm việc; 118,207 tỷ đồng xây dựng 37,356m2 nhà tập thể, nhà tạm tại công trường; đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 327 nhà cho CBCNVCLĐ. Ngoài ra các đơn vị còn đầu tư 11,441 tỷ đồng cho sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vận động CNVCLĐ phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống vui tươi lành mạnh. Xác định hoạt động nhân đạo từ thiện vừa là trách nhiệm vừa là tinh thần lá lành đùm lá rách”, với nghĩa cử cao đẹp CBCNVC- LĐ các đơn vị đã quyên góp ủng hộ các quỹ từ thiện 20,906 tỷ đồng. Thường trực Hội đồng khen thưởng đã lựa chọn 6 đơn vị xuất sắc để tặng Cờ, 76 đơn vị tặng Bằng khen.

7. CĐXDVN tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2011 vào đúng ngày 19/5/2012. Biểu dương 250 CNVCLĐ, đại diện trên 243 nghìn đoàn viên, CNVCLĐ đã được công đoàn các TCty, Cty, cơ quan, đơn vị trực thuộc và ngành Xây dựng các tỉnh, thành bình chọn, suy tôn. Các tấm gương tiêu biểu đã được báo công trước lăng Bác tạo thêm không khí thi đua sôi nổi. Tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua lao động sáng tạo giai đoạn 2007 - 2012, do TLĐLĐVN tổ chức ngành Xây dựng có hai đại diện được trao tặng bằng khen của TLĐLĐVN là Cty TNHH MTV Cơ khí Đông Anh và Cty CP Xi măng Bỉm Sơn nhận Cờ thi đua xuất sắc.

8. Trong năm 2012, hoạt động xã hội từ thiện được CĐXDVN tích cực thực hiện. CĐXDVN đã vận động đông đảo CBCNV-LĐ trong toàn ngành ủng hộ xây dựng Mái ấm công đoàn, Quỹ Vì người nghèo, Chương trình Tấm lưới nghĩa tình, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong ngành Xây dựng.

9. Năm 2012 cũng là năm CĐXDVN chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XII CĐXDVN. Đại hội công đoàn của các công đoàn trực thuộc và công đoàn ngành địa phương đã bầu ra những BCH mới là đội ngũ cán bộ công đoàn tâm huyết , có đủ năng lực trình độ nghiệp vụ để phát triển hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ trong nhiệm kỳ mới.

10. Ngày 23/12, công trình thủy điện Sơn La đã được khánh thành. Với sự đóng góp của phong trào thi đua liên kết do TLĐLĐVN và CĐXDVN phát động, công trình đã hoàn thành về đích sớm hơn ba năm so với kế hoạch. Góp phần làm lợi hàng tỷ đồng cho đất nước.

CĐXDVN đã tặng nhiều bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua liên kết trên công trường thủy điện Sơn La.

Thư chúc mừng năm mới 2013 của Chủ tịch CĐXDVN

Nhân dịp đón mừng Năm mới 2013 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ, thay mặt Ban Thường vụ CĐXDVN tôi xin gửi lời trân trọng biết ơn các thế hệ CBCNVC-LĐ trong ngành Xây dựng Việt Nam về thành quả lao động và đóng góp của các đồng chí trong thời gian qua và mong rằng các đồng chí tiếp tục đóng góp sức lực và trí tuệ để xây dựng ngành phát triển bền vững.

Trong năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhiều công trình không được triển khai do bị thiếu vốn, hàng loạt CBCNV ngành Xây dựng không có việc làm, thu nhập bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên nhờ tích cực đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động; chủ động phối hợp với các đơn vị trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường hoạt động giám sát, ngăn ngừa các vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động… Hoạt động công đoàn và các phong trào thi đua đã thu hút được sự tham gia của đông đảo đoàn viên, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đưa nhiều công trình, dự án bảo đảm vượt tiến độ và hoàn thành với chất lượng cao nhất. Đóng góp lợi ích kinh tế và ý nghĩa xã hội lớn lao đối với nền kinh tế nước nhà.

Năm 2012 đã qua, đón chào năm mới 2013 tôi xin thay mặt lãnh đạo CĐXDVN, Bộ Xây dựng bày tỏ tình cảm, sự trân trọng, biết ơn đối với những đóng góp của CBCNV ngành Xây dựng cho sự phát triển của Ngành. Với những kết quả đã đạt được chúng ta tạo điểm tựa vững chắc cho lớp thế hệ CBCNVC của ngành Xây dựng vươn lên hơn nữa trong tương lai.

Nhân dịp chào đón năm mới, tôi kêu gọi toàn thể CBCNVC-LĐ ngành Xây dựng trên tất cả các vị trí công tác hãy phát huy tinh thần đoàn kết, phấn đấu, bằng những việc làm vượt lên chính mình, quyết tâm đưa ngành Xây dựng phát triển mạnh mẽ và bền vững, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp “CNH, HĐH” đất nước.

Kính chúc các Đồng chí, các Quý vị và Gia đình Năm mới Mạnh khoẻ - Hạnh phúc và Thành công.

Chủ tịch CĐXDVN
Nguyễn Văn Bình

Mỹ Phượng (tổng hợp)


10 sự kiện nổi bật của CĐXDVN năm 2012

Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 25/12, vấn đề tháogỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản được cho một trong những nội dung cần phải được thực hiện ngay với những giải pháp quyết liệt.

 

Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường BĐS

Trình bày dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu,Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, dự thảo gồm 3 nội dung lớn về giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; giải quyết nợ xấu; tổ chức thực hiện.Nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tập trung vào 4 nhóm công việc gồm: giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư; giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về vốn tín dụng; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó vấn đề tháogỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm hiện nay.Trước đó,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội trong ngày 18 và ngày 19/12 về vấn đề này.

Theo Dự thảo Nghị quyết, một số giải pháp lớn để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp phát luật về đất đai, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, BĐS bảo đảm cân đối cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, nhu cầu của thị trường. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội và nghiên cứu, ban hành chính sách tín dụng ưu đãi để người thu nhập thấp, cán bộ,công chức, viên chức, lực lượng vũtrang, công nhân có thể mua, thuê và thuê mua nhà để ở phù hợp với thu nhập chính đáng.

Rà soát tất cả các dự án nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu loại hình nhà ở, chuyển sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp BĐSchủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hoá cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyển sang nhà ở xã hội...Nghiên cứu để sớm hình thành các chế định tài chính mới như: Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản, cơ chế tái thế chấp nhà ở. Cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách.

Khẩn trương hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; xử lý dứt điểm các khoản nợ của ngân sách nhà nước với doanh nghiệp, nợ chéo giữa các doanh nghiệp, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ xấu đối với các dự án bất động sản; xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước.

Chính phủ tập trung chỉ đạo, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương để thực hiện các biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, nhất là sắt thép, xi măng, vật liệu xây dựng.Giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để khôi phục thị trường bất động sản, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung – cầu và tập trung xử lý nợ xấu. Triển khai nhanh, hiệu quả các chương trình nhà ở xã hội. Nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Tăng cường ổnđịnh kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 được Quốc hội thông qua là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2012, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng an ninh và ổn định chính trị - xã hội, tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.

Dự thảo của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2013,nhóm giải pháp đầu tiên được đưa ra trong dự thảo là: tăng cường ổn định kinh tếvĩ mô, kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành năm 2013, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.Điều hành lãi suất và tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.Điều hành tỉ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng, tập trung khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng; thực hiện các biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối...Hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng ngân sách nhà nước. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ và sử dụng vốn không đúng đối tượng. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách.

Về nội dung giải quyết nợ xấu, dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản… để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại nợ xấu. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng.Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các biện pháp tự xử lý nợ xấu…

Hà Hiền


Chính phủ: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS

Hà Nội: Xử lý nhà xây dựng sai phép: Còn nhiều chậm trễ

Sau 6 tháng quyết liệt triển khai "cắt ngọn" các công trình xây dựng vượt tầng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhưng càng về cuối năm công tác này càng chậm.

 

 

Công trình 34 Đại Cồ Việt (P.Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng) sau 3 tháng xin gia hạn tự phá dỡ nhưng đến nay vẫn không tự “cắt ngọn”.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2012 toàn TP có 3.028 công trình xây dựng vi phạm trong tổng số 16.233 công trình. Trong đó có 1.688 công trình không phép, điều này đã thể hiện sự buông lỏng trong quản lý xây dựng tại các cấp chính quyền, ý thức của người dân chưa cao.

Nhiều công trình trên địa bàn Q. Hai Bà Trưng xây dựng quy mô lớn, xây cao trên 10 tầng tại một số tuyến phố như: 34 Đại Cồ Việt; số 19, 22 Triệu Việt Vương, số 135- 137, 107 Bùi Thị Xuân,.. Tại Quận Đống Đa, nhà 46 E, ngõ 256 Đê La Thành, phường Thổ Quan…

Trong buổi họp với Sở Xây dựng Hà Nội cuối tháng 12/2012, ông Phạm Gia Yên - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ: Để xảy ra vi phạm nổi cộm như năm qua, một phần là do cán bộ các cấp buông lỏng quản lý.

Tháng 8/2012, UBND Q. Hai Bà Trưng ra 6 quyết định cưỡng chế đối với 6 công trình xây dựng sai phép ở phường Bùi Thị Xuân. Ngay sau đó, 5/6 chủ đầu tư các công trình đã xin tự tháo dỡ, song không thực hiện nghiêm túc cam kết này. Đến tháng 9/2012, UBND quận phải đưa lực lượng vào cưỡng chế. Đến nay, hầu hết các công trình vẫn đang trong quá trình tự phá dỡ mặc dù còn chậm, chỉ riêng công trình số 107 Bùi Thị Xuân, 34 Đại Cồ Việt vẫn chưa tự tháo dỡ.

Công trình số 34 Đại Cồ Việt (P. Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng) cũng trong tình trạng “chây ì” không tự “cắt ngọn” phần xây dựng sai phép 1 tầng. Công trình này được UBND Q. Hai Bà Trưng cấp giấy phép số 429.11.2007/GPXD trên tống diện tích 320m2, chủ đầu tư là ông Lê Quang Lợi và bà Nguyễn Thị Đông. Hiện công trình đang được chủ đầu tư cho Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt thuê lại.

Tháng 7/2012, Bệnh viên Ung bướu có công văn xin lùi thời giạn tự phá dỡ phần diện tích cơi nới (tầng tum) đến hết tháng 12/2012 và được UBND Q. Hai Bà Trưng chấp thuận. Theo quan sát của PV, ngày 24/12, chỉ còn 7 ngày nữa là hết tháng 12 nhưng công trình vẫn chưa hề có bất kỳ động thái tự tháo dỡ nào.

Ông Vũ Ngọc Hòa – Phó chủ tịch UBND phường Lê Đại Hành cho biết: Do nhu cầu nên bệnh viện đã tự cơi nới tầng tum, để che chắn trang thiết bị là xây dựng sai phép. Uỷ ban phường đã phối hợp với bệnh viện Ung Bướu lên kế hoạch phá dỡ nhưng hiện bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân ung thư đang lưu trú tại đây, nếu cắt điện, cắt nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị.

Ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND Q.Hai Bà Trưng cho biết: “Hiện chỉ còn công trình số 107 Bùi Thị Xuân là chưa tự phá dỡ, khiến lực lượng thanh tra phải đau đầu do chủ nhà “luôn’ không có mặt tại Hà Nội. Còn công trình số 34 Đại Cồ Việt, UBND Quận giao cho UBND phường Lê Đại Hành phối hợp với chủ đầu tư công trình phải tự cắt ngọn theo đúng cam kết”.

Công trình số 46E, ngõ 256 Đê La Thành (P.Thổ Quan, Q.Đống Đa) xây dựng sai phép hơn 150m2 trổ nhiều cửa sổ. Được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhưng chủ công trình lại “hóa phép” thành chung cư mini, trổ nhiều cửa sổ ra các hộ liền kề.

Tháng 2/2012, công trình bị UBND phường Thổ Quan phát hiện và bị lập biên bản, lập quyết định đình chỉ thi công, nhưng công trình vẫn ngang nhiên hoàn công. Tháng 9/2012, UBND Q. Đống Đa ra quyết định cưỡng chế, đến nay sau 3 tháng chủ đầu tư mới tự phá dỡ được hơn 10m2 sàn tầng 1 và tiếp tục hoàn công.

Ông Phạm Hùng Cường, Phó chủ tịch UBND phường Thổ Quan cho biết: Chúng tôi sẽ xử lý dứt điểm sai phạm tại công trình này trong tháng 12/2012.

Vũ Quang


Hà Nội: Xử lý nhà xây dựng sai phép: Còn nhiều chậm trễ

Thị trường sẽ tốt lên!

Chương trình Phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) qua hơn hai năm thực hiện đã từng bước đi vào cuộc sống, được nhiều DN lựa chọn. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường. PV Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ VLXD về vấn đề này.

 

Ông Lê Văn Tới

Xin ông cho biết tại sao phải thay thế gạch đất sét nung bằng các VLXKN?

- Gạch đất sét nung cần nguyên liệu đầu vào là đất sét và nhiên liệu nung là than. Một số nơi còn dùng củi, hoặc tận dụng trấu để nung gạch. Hàng năm chúng ta phải cần một số lượng vật liệu xây khổng lồ. Con số này cũng tăng tỷ lệ theo sự tăng trưởng đầu tư của xã hội.

Năm 2011 và năm 2012 là các năm chúng ta đang bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới; cả nước phải thực hiện nhiều chính sách để tiết giảm tín dụng, cắt giảm đầu tư công… nhưng mỗi năm cả nước đã sử dụng tới 24 tỷ viên gạch xây quy tiêu chuẩn (QTC). Dự báo vào năm 2015 cả nước sẽ phải sử dụng gần 30 tỷ viên và năm 2020 khoảng 40 tỷ viên gạch QTC. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét phải tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, 0,15 triệu tấn than đồng thời thải ra bầu không khí trên nửa triệu tấn CO2. Nếu chúng ta sử dụng hoàn toàn gạch đất sét nung cho xây dựng thì chả mấy chốc sẽ cạn kiệt đất sét, tiêu tốn một khối lượng lớn than, những nguồn tài nguyên không tái tạo, đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Lượng khí thải do đốt gạch đã và sẽ càng gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông đánh giá như thế nào về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương trình VLXKN hiện nay?

- Tôi cho rằng chương trình VLXKN có nhiều thuận lợi khi triển khai thực hiện. Với những tính năng ưu việt như tiết kiệm được tài nguyên than, đất sét nung, thân thiện với môi trường… thì đây là sản phẩm sạch, có xu thế phát triển bền vững. Sử dụng VLXKN cũng là xu hướng chung của thời đại. Chương trình VLXKN được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm hưởng ứng. Tháng 4/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 567 phê duyệt Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 (gọi tắt là chương trình 567); đến tháng 4/2012, Thủ tướng ban hành chỉ thị số 10 về việc Tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Công nghệ sản xuất VLXKN ngày càng chuẩn hóa với công nghệ tiên tiến, năng suất cao…

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chương trình cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Do những khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước nên khối lượng xây dựng nói chung và vật liệu xây nói riêng giảm thiểu so với những năm trước. Thêm nữa, do đây là sản phẩm mới nên các cấp chính quyền, chủ đầu tư, các nhà tư vấn, thiết kế và người dân chưa quen sử dụng. Thói quen sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung đã có từ ngàn năm nay không dễ thay đổi.

Bộ Xây dựng đã có những chính sách gì để thực hiện hiệu quả chương trình VLXKN, thưa ông?

- Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 09 quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng. Các hướng dẫn trong thông tư này sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện chương trình 567 dễ dàng và thống nhất. Đối tượng áp dụng trong thông tư bước đầu là đối với những dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Tôi cho rằng, khi đã tạo được thói quen sử dụng VLXKN thì việc phát triển ra các dự án có vốn ngoài nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Việc ra đời Thông tư 09 cũng cho thấy, nếu chỉ áp dụng các biện pháp tuyên truyền không là chưa đủ mà cần có những biện pháp hành chính cụ thể.

Thị trường VLXKN hiện đang rất khó khăn, ông có khuyến cáo gì đối với các DN sản xuất sản phẩm này?

- Đối với VLXKN là gạch bê tông khí chưng áp, hiện nay công suất đã đáp ứng đủ nhu cầu - kể cả khi nhu cầu thị trường tăng đột biến. Vì vậy không nên đầu tư thêm vào thời điểm này, mà nên củng cố để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nhà sản xuất gạch bê tông khí chưng áp đã có dịp và điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như sử dụng chủng loại VLXD này, ban đầu nên theo sát các nhà thầu xây dựng sử dụng sản phẩm của mình, để góp ý và thậm chí là hướng dẫn để việc sử dụng loại vật liệu mới này đúng yêu cầu kỹ thuật. Có chủ đầu tư và một số nhà thầu xây dựng chưa hiểu hết tính năng cũng như hướng dẫn kỹ thuật đối với gạch bê tông khí chưng áp nên ngại sử dụng, thậm chí có sự tuyên truyền không đúng. Còn gạch xi măng cốt liệu (block bê tông) hoặc các chủng loại VLXKN khác sử dụng nguyên liệu là tro, xỉ hoặc các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương thì vẫn cần được nghiên cứu và đầu tư tiếp. Tuy nhiên hiện nay quan trọng nhất vẫn là tăng cường sử dụng VLXKN bởi thực tế trong hai năm vừa qua cho thấy sản xuất luôn luôn đáp ứng khi có nhu cầu sử dụng.

Ông nhận định như thế nào về thị trường VLXKN năm 2013?

- Theo tôi, năm 2013 kinh tế thế giới vẫn sẽ có những diễn biến khó lường, dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Ngành Xây dựng cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Vì thế việc sử dụng vật liệu xây có thể vẫn khó khăn, ít nhất là nửa đầu năm 2013. Tuy nhiên, việc sử dụng VLXKN sẽ có chiều hướng tốt lên. Từ tác động của Thông tư 09, cộng với công nghệ, mẫu mã sản phẩm ngày càng tốt lên, thị trường sẽ dần quen với chủng loại vật liệu mới này. Các cơ quan quản lý cũng thấy rõ trách nhiệm hơn trong việc thúc đẩy thực hiện chương trình này. Do đó, theo tôi, năm 2013 tỷ lệ sử dụng VLXKN sẽ tốt hơn năm 2012.

Vân Anh (thực hiện)


Thị trường sẽ tốt lên!

Popular Posts

Popular Posts