Saturday, May 10, 2014

CTY SƠN NIPPON



CTY SƠN NIPPON

CTY SƠN EXPO



CTY SƠN EXPO

CTY SƠN TOA



CTY SƠN TOA

CTY SƠN JOTON



CTY SƠN JOTON

CTY SƠN BẠCH TUYẾT



CTY SƠN BẠCH TUYẾT

CTY SƠN DULUX



CTY SƠN DULUX

CTY SƠN JOTUN



CTY SƠN JOTUN

Đà Nẵng chọn Singapore làm hình mẫu quy hoạch

Đà Nẵng vừa tổ chức cuộc họp về điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố này đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và quyết định sẽ chọn Singapore làm hình mẫu phát triển đô thị Đà Nẵng trong tương lai.

 

Chủ tịch HĐND thành phố, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng quy hoạch sử dụng đất là nội dung quan trọng để có tầm nhìn xác định mục đích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Mục tiêu trước mắt khi đến cuối năm 2014 là quy hoạch phát triển loại hình đất ở biệt thự, chung cư cao tầng.

 
Ngoài ra, quy hoạch phải chỉ rõ vùng và phân khu chức năng đảm bảo diện tích đất dành cho các ngành giáo dục, y tế... Khu vực nào chưa có điều kiện triển khai thì khoanh lại để triển khai thực hiện sau.
 
Khu vực nội thị làm rõ các quy hoạch về hệ thống cầu vượt, bãi đỗ xe ngầm, đỗ xe trên cao... Đến năm 2018 phải thực hiện 100% nước thải thu gom đều được xử lý. Về cấp điện, cần đảm bảo nguồn điện và điện dự phòng để không xảy ra tình trạng cúp điện. Hạ tầng kỹ thuật đô thị lưu ý việc quy hoạch đối với các ngành và lĩnh vực như hạ tầng thương mại, tài chính- ngân hàng; dịch vụ, kho tàng, bến bãi, đất ở cho các đối tượng sĩ quan lực lượng vũ trang...
 
“Đà Nẵng cũng nên đặt biệt lưu ý và chú trọng việc quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cốt lõi để xây dựng nguồn nhân lực tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý đô thị trong tương lai”, ông Thanh nói.
 
Hướng quy hoạch chính của thành phố Đà Nẵng là quy hoạch đô thị hướng biển và đa trung tâm.
 
Việc quy hoạch xây dựng thành phố triển khai theo 2 giai đoạn gồm giai đoạn đầu thực hiện đến năm 2020, giai đoạn 2 thực hiện đến năm 2030.
 
Theo đánh giá của UBND thành phố Đà Nẵng, đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2030 là phát triển cơ sở vật chất hiện đại, tạo dựng môi trường sống về giao thông, nhà ở, việc làm, vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh quốc phòng.

 


Đà Nẵng chọn Singapore làm hình mẫu quy hoạch

Thêm một dự án đầu tư xây dựng trường quốc tế tại Hà Nội

Ngày 15/1, Cty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) và Trường Quốc tế Việt Mỹ (VAIS) đã ký kết biên bản thỏa thuận đầu tư xây dựng hệ thống trường quốc tế cho dự án Splendora.

 

Theo đó, hai bên sẽ tiến hành đầu tư xây dựng và điều hành hệ thống trường học quốc tế liên thông gồm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ngay trong giai đoạn I của dự án này.

Quy hoạch tổng thể, Splendora sẽ có 6 trường học các cấp từ mẫu giáo đến cấp THPT. Công tác khởi công đang được Chủ đầu tư chuẩn bị trên tổng diện tích 2,5 ha với các khu chức năng riêng biệt: khu lớp học, khu điều hành, khu luyện tập thể dục thể thao, khu sân chơi, vườn thực nghiệm, đường đi dạo nội bộ, bãi đỗ xe...Thiết kế trường học đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ và thuận tiện. Bể bơi và trang thiết bị phục vụ học tập được hai bên thống nhất dành nguồn kinh phí lớn như thư viện, phòng mỹ thuật, âm nhạc, sân chơi... Đây là một trong hạng mục cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ việc bàn giao nhà cho cư dân vào giữa năm 2013.

Ninh Toàn


Thêm một dự án đầu tư xây dựng trường quốc tế tại Hà Nội

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Tại Hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, sáng 16/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong năm 2013, thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty; tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá...

 

Toàn cảnh hội nghị-Ảnh: VGP.

Năm 2012, mặc dù nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội… Trong kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước, mà chủ lực là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước .

“Những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước là một thực tế, không ai có thể phủ nhận được”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, bước sang năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Với vai trò là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, các tập đoàn, tổng công ty cần phải rà soát, phấn đấu nâng cao hơn nữa mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2013.

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém của mình , đó là, còn có những tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ kéo dài; công tác quản trị doanh nghiệp chưa có chuyển biến nhiều; đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, tái cơ cấu chậm, còn tình trạng lãng phí, tham nhũng;…

Báo cáo tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp đã từng bước nhận thức những yếu kém, xây dựng đề án tái cấu trúc, khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Đây là những bước đi hết sức cần thiết để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển trong năm 2013, vốn được dự báo là rất nhiều khó khăn.

Không để xảy ra tiêu cực khi thoái vốn

Trên tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phù hợp trên cơ sở rà soát, xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính; tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ.

Doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt; tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, chỉ tập trung vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.

Những tập đoàn, tổng công ty đang có khó khăn về tài chính, một mặt cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, mặt khác cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án và cơ cấu lại tài sản.

“Thoái vốn phải hết sức chặt chẽ, không để tiêu cực xảy ra trong quá trình thoái vốn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu yêu cầu.

Bên cạnh đó là nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức quản lý. Tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; kết quả sản xuất kinh doanh phải được công bố công khai, minh bạch, trung thực, kịp thời với báo chí, dư luận để xã hội hiểu đúng về doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành trung ương và các địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2012 tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1.621.000 tỷ đồng, bằng 92% so với kế hoạch năm, tăng 2% so với thực hiện năm 2011, các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu lớn như dầu khí, điện lực, hàng không…; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 127.510 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt 294.000 tỷ đồng…

Theo chinhphu.vn


Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Việc cấp phép xây dựng có gì mới?

Thông tư hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) mới được Bộ Xây dựng ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 6-2-2013.

 

Nhà siêu mỏng tại quận Ba Đình Hà Nội từng gây bức xúc trong dư luận

Điểm mới đầu tiên trong Thông tư này là tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD. Đây là một trong những vướng mắc gây ách tắc hồ sơ xin cấp GPXD, bởi theo Nghị định (NĐ) 64/CP, một trong những căn cứ để cấp GPXD là quy hoạch chi tiết được duyệt thì hầu như các địa phương đều chưa có. Khi NĐ 64/CP có hiệu lực, nhiều địa phương đã lúng túng, không biết xử lý ra sao. Có nơi thì tạm dừng chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, có nơi thì vẫn vận dụng quy định cũ hoặc căn cứ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 thay cho quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để giải quyết hồ sơ xin cấp GPXD. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, UBND thành phố cũng đã có hướng dẫn, theo đó những trường hợp có thể áp dụng quy định của NĐ 64/CP để giải quyết hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền căn cứ NĐ 64 để cấp phép. Những quy định trong Quyết định 04 của UBND thành phố Hà Nội (quy trình cấp phép cũ) liên quan đến phân cấp, trách nhiệm cơ quan, cá nhân liên quan đến cấp GPXD, quản lý trật tự xây dựng và các nơi khác không trái NĐ 64 thì vẫn được áp dụng. Để gỡ "nút thắt" này, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng đã quy định, đối với khu vực, tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD. Như vậy, quy định này vừa tránh tình trạng thỏa thuận, xin cho tùy tiện với từng trường hợp khi cấp GPXD, đồng thời việc lập thiết kế đô thị sẽ nhanh, gọn hơn nhiều, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp GPXD của người dân.

Để làm rõ hơn, bộ hướng dẫn UBND cấp tỉnh có thể căn cứ vào tính chất, chức năng và yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị quy định cụ thể các khu vực, tuyến phố trong đô thị phải lập đồ án thiết kế đô thị, đặc biệt với các tuyến phố có lộ giới từ 12m trở lên và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồ án thiết kế đô thị theo quy định hiện hành. Những khu vực, tuyến phố khác không thuộc danh mục yêu cầu phải lập đồ án thiết kế đô thị thì UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc để làm căn cứ cấp GPXD. Lý giải thêm, Bộ Xây dựng cho biết, về nguyên tắc, một trong các căn cứ để xem xét cấp GPXD là quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Tuy nhiên, do các địa phương triển khai quy định chậm, nên đến nay hầu hết đô thị chưa phủ kín quy hoạch chi tiết, chưa có thiết kế đô thị cũng như các quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc. Do đó, để bảo đảm các điều kiện cấp GPXD, tại Nghị quyết số 83/NQ-CP (ngày 7-12-2012), Chính phủ cho phép lùi thời điểm thực hiện quy định trên đến ngày 1-7-2013. Đồng thời, yêu cầu các địa phương triển khai nhanh việc lập thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD.


Thu Hiền

 


Việc cấp phép xây dựng có gì mới?

Đứt cáp khi gắn kính cao ốc, 6 người trọng thương

Sáng 8-1, trong lúc gắn kính cao ốc, công nhân và hệ thống trục kéo bất ngờ rơi từ độ cao hơn 30 m xuống dưới đất khiến 7 người trọng thương.

 

 

 

Toà nhà 7 tầng sắp hoàn thành thì xảy ra sự cố. Ảnh: An Nhơn

Khoảng 8h, nhóm công nhân được phân công lắp kính bên ngoài tòa nhà 7 tầng tại số 70 Nguyễn Biểu (quận 5, TP HCM). 4 người và các thiết bị được hệ thống trục kéo đưa lên cao. Đến tầng 6, bất ngờ dây cáp trục kéo bị đứt khiến 4 thợ và hàng hoá rơi tự do từ độ cao hơn 30 m xuống đất.

Khung trục bị rơi từ tầng 6 do đứt cáp. Ảnh: An Nhơn

 

Một bảo vệ và 2 người dân, trong đó có nam thanh niên ngồi uống cà phê gần công trình, bị trục kéo rơi trúng. Toàn bộ công nhân và nạn nhân phía dưới đều bị thương rất nặng. Hiện trường vương vãi nhiều máu.

 

Các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy và Chấn thương Chỉnh hình TP HCM.

 

Quán cà phê vỉa hè gần công trình bị liên luỵ khiến một khách trọng thương. Ảnh: An Nhơn

Theo một thanh niên xung phong thuộc Đội 1, người ngồi uống cà phê với nạn nhân, lúc đó họ đang nói chuyện vui vẻ bất ngờ cả khối trục kéo đồ sộ đổ sập xuống quán cà phê, đè bẹp xe Attila. Anh này may mắn thoát nạn trong khi người bạn bị bất tỉnh tại chỗ, bà chủ quán hoảng loạn la hét chạy thẳng qua bên kia đường.

Xe máy của khách cũng bị đè bẹp. Ảnh: An Nhơn

Khu vực đường Nguyễn Biểu xung quanh hiện trường bị phong toà, lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.

 

 


Đứt cáp khi gắn kính cao ốc, 6 người trọng thương

Popular Posts

Popular Posts