Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài
Những bất cập trong quá trình sử dụng
Bột bả tường gốc xi măng là nguyên liệu trong xây dựng, khi trộn đều với nước tạo thành hỗn hợp dẻo được gọi là matit bả tường, dùng để làm phẳng và mịn bề mặt nền trước khi sơn trang trí. Loại vật liệu này rất phổ biến ở một số nước Châu Á: như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan, Việt Nam... Thời gian đầu, do chưa quen với loại hình trang trí bằng sơn bả tường dạng nhũ tương nên nhu cầu sử dụng bột bả tường trên thị trường là ít, chủ yếu tập trung ở hai TP lớn là Hà Nội và TP HCM. Hiện nay, loại hình trang trí bằng sơn bả đã phát triển ở các đô thị nhỏ, thị trấn và nông thôn nên nhu cầu sử dụng tăng đáng kể, ước tính xấp xỉ 100.000 tấn/năm.
Bột bả tường hỗ trợ đắc lực cho sơn trang trí
Sản phẩm bột bả tường hiện có trên thị trường rất phong phú với nhiều thương hiệu khác nhau như bột bả tường Joton, Jajynic, Kova, Alphanam, Enjoy, Galaxy, Dulux... Sự phát triển của vật liệu này cũng như sự ra đời của tiêu chuẩn “Bột bả tường” (TCVN 7239:2003) trong gần 10 năm qua ở Việt Nam đã góp phần đáng kể cho việc quản lý và nâng cao chất lượng công tác sơn trang trí hoàn thiện và các công trình xây dựng.
Nhưng, trong quá trình phát triển, Tiêu chuẩn cũ về sản phẩm bột bả tường cho thấy một số chỉ tiêu trong TCVN 7239:2003 đã không phù hợp với chất lượng bột bả tường hiện nay do sản phẩm đã phát triển đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm bột bả tường cũng được nâng lên cao hơn. Theo phân tích của nhóm tác giả Song Hà thì ở TCVN 7239:2003, các chỉ số về khối lượng thể tích, độ cứng, độ bám dính… đã không còn phù hợp. Chính vì vậy, theo yêu cầu tất yếu của thị trường cũng như để phù hợp trong công tác quản lý, thì cần thiết phải soát xét bổ sung thêm một số chỉ tiêu mới về độ bền sốc nhiệt và thay đổi mức yêu cầu kỹ thuật cho một số chỉ tiêu như độ cứng, độ bám dính… để đảm bảo quản lý tốt hơn chất lượng của sản phẩm bột bả tường. Do đó, việc soát xét tiêu chuẩn này được đánh giá là hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển.
Làm mới Tiêu chuẩn để phù hợp với thực tế
Theo nhóm tác giả của dự án, thì việc soát xét tiêu chuẩn TCVN 7239:2003 sao cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ sản xuất & nhu cầu sử dụng sản phẩm bột bả tường hiện tại và những năm tiếp theo; đồng thời là cơ sở pháp lý để xây dựng tiêu chuẩn phương pháp thử cho bột bả tường. Tiêu chuẩn này vừa tạo sự đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời hoà nhập với sự phát triển khu vực và Quốc tế.
Do vậy, nhóm tác giả đã căn cứ trên các tài liệu để tiến hành việc nghiên cứu soát xét lại tiêu chuẩn này như: Tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài về Yêu cầu kỹ thuật & Phương pháp thử cho Bột bả tường gốc xi măng; khảo sát thực tế sản xuất và sử dụng, tổng hợp các thông tin, tài liệu, soát xét lại tiêu chuẩn; tham khảo ý kiến đúng góp của các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, cơ sở sản xuất và một số chuyên gia; Các tiêu chuẩn, tài liệu để tham khảo làm cơ sở soát xét tiêu chuẩn như: TCVN 7239:2003 " Bột bả tường"; TCVN 2098:2007 (ISO 1522:2006) Sơn và vecni. Phép thử tắt dần của con lắc; TCVN 3121-3:2003 Vữa xây dựng – Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phươg pháp bàn dằn)
Bột bả tường hỗ trợ đắc lực cho sơn trang trí
Sản phẩm bột bả tường hiện có trên thị trường rất phong phú với nhiều thương hiệu khác nhau như bột bả tường Joton, Jajynic, Kova, Alphanam, Enjoy, Galaxy, Dulux... Sự phát triển của vật liệu này cũng như sự ra đời của tiêu chuẩn “Bột bả tường” (TCVN 7239:2003) trong gần 10 năm qua ở Việt Nam đã góp phần đáng kể cho việc quản lý và nâng cao chất lượng công tác sơn trang trí hoàn thiện và các công trình xây dựng.
Nhưng, trong quá trình phát triển, Tiêu chuẩn cũ về sản phẩm bột bả tường cho thấy một số chỉ tiêu trong TCVN 7239:2003 đã không phù hợp với chất lượng bột bả tường hiện nay do sản phẩm đã phát triển đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm bột bả tường cũng được nâng lên cao hơn. Theo phân tích của nhóm tác giả Song Hà thì ở TCVN 7239:2003, các chỉ số về khối lượng thể tích, độ cứng, độ bám dính… đã không còn phù hợp. Chính vì vậy, theo yêu cầu tất yếu của thị trường cũng như để phù hợp trong công tác quản lý, thì cần thiết phải soát xét bổ sung thêm một số chỉ tiêu mới về độ bền sốc nhiệt và thay đổi mức yêu cầu kỹ thuật cho một số chỉ tiêu như độ cứng, độ bám dính… để đảm bảo quản lý tốt hơn chất lượng của sản phẩm bột bả tường. Do đó, việc soát xét tiêu chuẩn này được đánh giá là hết sức cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển.
Làm mới Tiêu chuẩn để phù hợp với thực tế
Theo nhóm tác giả của dự án, thì việc soát xét tiêu chuẩn TCVN 7239:2003 sao cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ sản xuất & nhu cầu sử dụng sản phẩm bột bả tường hiện tại và những năm tiếp theo; đồng thời là cơ sở pháp lý để xây dựng tiêu chuẩn phương pháp thử cho bột bả tường. Tiêu chuẩn này vừa tạo sự đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, đồng thời hoà nhập với sự phát triển khu vực và Quốc tế.
Gia Bảo
Soát xét lại tiêu chuẩn "Bột bả tường gốc xi măng poóclăng