Wednesday, April 30, 2014

Việc cấp phép xây dựng có gì mới?

Thông tư hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) mới được Bộ Xây dựng ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 6-2-2013.

 

Nhà siêu mỏng tại quận Ba Đình Hà Nội từng gây bức xúc trong dư luận

Điểm mới đầu tiên trong Thông tư này là tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD. Đây là một trong những vướng mắc gây ách tắc hồ sơ xin cấp GPXD, bởi theo Nghị định (NĐ) 64/CP, một trong những căn cứ để cấp GPXD là quy hoạch chi tiết được duyệt thì hầu như các địa phương đều chưa có. Khi NĐ 64/CP có hiệu lực, nhiều địa phương đã lúng túng, không biết xử lý ra sao. Có nơi thì tạm dừng chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, có nơi thì vẫn vận dụng quy định cũ hoặc căn cứ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 thay cho quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để giải quyết hồ sơ xin cấp GPXD. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, UBND thành phố cũng đã có hướng dẫn, theo đó những trường hợp có thể áp dụng quy định của NĐ 64/CP để giải quyết hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền căn cứ NĐ 64 để cấp phép. Những quy định trong Quyết định 04 của UBND thành phố Hà Nội (quy trình cấp phép cũ) liên quan đến phân cấp, trách nhiệm cơ quan, cá nhân liên quan đến cấp GPXD, quản lý trật tự xây dựng và các nơi khác không trái NĐ 64 thì vẫn được áp dụng. Để gỡ "nút thắt" này, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng đã quy định, đối với khu vực, tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD. Như vậy, quy định này vừa tránh tình trạng thỏa thuận, xin cho tùy tiện với từng trường hợp khi cấp GPXD, đồng thời việc lập thiết kế đô thị sẽ nhanh, gọn hơn nhiều, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp GPXD của người dân.

Để làm rõ hơn, bộ hướng dẫn UBND cấp tỉnh có thể căn cứ vào tính chất, chức năng và yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị quy định cụ thể các khu vực, tuyến phố trong đô thị phải lập đồ án thiết kế đô thị, đặc biệt với các tuyến phố có lộ giới từ 12m trở lên và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồ án thiết kế đô thị theo quy định hiện hành. Những khu vực, tuyến phố khác không thuộc danh mục yêu cầu phải lập đồ án thiết kế đô thị thì UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc để làm căn cứ cấp GPXD. Lý giải thêm, Bộ Xây dựng cho biết, về nguyên tắc, một trong các căn cứ để xem xét cấp GPXD là quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị. Tuy nhiên, do các địa phương triển khai quy định chậm, nên đến nay hầu hết đô thị chưa phủ kín quy hoạch chi tiết, chưa có thiết kế đô thị cũng như các quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc. Do đó, để bảo đảm các điều kiện cấp GPXD, tại Nghị quyết số 83/NQ-CP (ngày 7-12-2012), Chính phủ cho phép lùi thời điểm thực hiện quy định trên đến ngày 1-7-2013. Đồng thời, yêu cầu các địa phương triển khai nhanh việc lập thiết kế đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp GPXD.


Thu Hiền

 


Việc cấp phép xây dựng có gì mới?

Tăng cường mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào

Kỳ họp lần thứ 35 Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và hoa học kỹ thuật giữa ViệtNamvà Lào vừa được tổ chức tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam – Lào và ông Xổm xa Vạt Lềnh xa Vắt, Ủy viên Bộ Chính trị Nhân dân Cách mạng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch phân ban Lào- Việt Nam cùng chủ trì cuộc họp.Cuộc họp lần này có mặt đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp của hai nước tới dự.

Tại kỳ họp, hai bên đã bàn bạc về sự hợp tác ở nhiều lĩnh vực như: Giáo dục- đào tạo,văn hóa, khoa học kỹ thuật, khai thác khoáng sản, năng lượng, đầu tư phát triển nói chung… Các thành viên phân ban hợp tác Việt Nam- Lào, Lào -Việt Nam đã thông qua chương trình nghị sự của kỳ họp, đánh giá tình hình thực hiện hiệp định về hợp tác kinh tế văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật năm 2012, trao đổi và thống nhất phương hướng nhiệm vụ cụ thểtrong năm 2013.

Theo báo cáo,hiện tại ViệtNamcó hàng trăm dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tưtại Lào còn hiệu lực. Năm 2011, Việt Nam có 15 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 477,4 triệu USD…

Về giáo dục đào tạo, năm 2013, Chính phủ Việt Nam dành 825suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào, ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính trị và cán bộ quản lý các cấp. Đặcbiệt, trên lĩnh vực kinh tế, các bên tiếp tục phối hợp rà soát các doanh nghiệp đầu tư tại Lào theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đúng hợp đồng và cam kết với Chính phủ Lào, phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề mới nảy sinh.

Hai bên yêu cầu các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ để sớm phát điện thương mại nhà máy thủy điện Sekaman 3, thúc đẩy tiến độ dự án thủy điện Sekaman 1; Phấn đấu đưa kim ngạchxuất nhập khẩu 2 nước năm 2013 đạt mức tăng trưởng 25%.... tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi thuế suất, thuế nhập khẩu cho hàng hóa có xuất xứ từhainước. Hai bên cũng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin truyền thông, bảo tàng, khoa học và công nghệ.

Về chính trị, ngoại giao, hai bên sẽ đưa nội dung các sản phẩm của côngtrình lịch sử quan hệđặc biệt và Liên minh chiến đấu Việt-Lào vào giảng dạy tại cáctrường học của hai nước…

Văn Nhất


Tăng cường mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Tại Hội nghị Chính phủ với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, sáng 16/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong năm 2013, thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty; tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá...

 

Toàn cảnh hội nghị-Ảnh: VGP.

Năm 2012, mặc dù nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội… Trong kết quả đó, có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp nhà nước, mà chủ lực là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước .

“Những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước là một thực tế, không ai có thể phủ nhận được”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, bước sang năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Với vai trò là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, các tập đoàn, tổng công ty cần phải rà soát, phấn đấu nâng cao hơn nữa mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2013.

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém của mình , đó là, còn có những tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ kéo dài; công tác quản trị doanh nghiệp chưa có chuyển biến nhiều; đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, tái cơ cấu chậm, còn tình trạng lãng phí, tham nhũng;…

Báo cáo tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp đã từng bước nhận thức những yếu kém, xây dựng đề án tái cấu trúc, khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính. Đây là những bước đi hết sức cần thiết để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển trong năm 2013, vốn được dự báo là rất nhiều khó khăn.

Không để xảy ra tiêu cực khi thoái vốn

Trên tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phù hợp trên cơ sở rà soát, xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính; tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ.

Doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt; tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện giảm vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, chỉ tập trung vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.

Những tập đoàn, tổng công ty đang có khó khăn về tài chính, một mặt cần làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý có liên quan, mặt khác cần cơ cấu lại vốn, tài sản theo hướng đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án và cơ cấu lại tài sản.

“Thoái vốn phải hết sức chặt chẽ, không để tiêu cực xảy ra trong quá trình thoái vốn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu yêu cầu.

Bên cạnh đó là nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức quản lý. Tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; kết quả sản xuất kinh doanh phải được công bố công khai, minh bạch, trung thực, kịp thời với báo chí, dư luận để xã hội hiểu đúng về doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành trung ương và các địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2012 tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1.621.000 tỷ đồng, bằng 92% so với kế hoạch năm, tăng 2% so với thực hiện năm 2011, các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu lớn như dầu khí, điện lực, hàng không…; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 127.510 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt 294.000 tỷ đồng…

Theo chinhphu.vn


Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Tổng đại lý sơn Seamaster ở Sài gòn

Đại lý chuyên phân phối sơn Seamaster giá rẻ, nhà phân phối bán sơn Seamaster giá sỉ, cửa hàng sơn giá rẻ Seamaster ở gò vấp
 
 
 
Đơn vị tính: Lít
Màu sắc: Theo bảng màu
Seatex  Fight Mould là loại sơn nước chất lượng cao, có khả năng bảo vệ hoàn hảo với hệ thống màu sắc rất đa dạng. Việc chọn màu sắc phù hợp sẽ tạo ra những nét đặc trưng riêng cho từng không gian trong ngôi nhà. Điều đó không chỉ thể hiện phong cách của riêng bạn mà còn thể hiện nét thẩm mỹ hài hòa của toàn bộ căn nhà. Những màu sắc cổ điển là những màu không chịu ảnh hưởng của thời gian,thanh lịch, lãng mạn và tao nhã.
  •     Thân thiện với môi trường
  •     Độ che phủ cao
  •    Che phủ khiếm khuyết của bề mặt
  •    Bề mặt phẳng đẹp
  •    Độ bền cao và dễ chà rửa
  •     Chống ố vàng
CÔNG DỤNG
Dùng cho nội thất, tường và trần nhà như tường trét vữa, tấm ván mềm, tấm sợi và thạch cao.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Sơn được điều chế để sử dụng ngay. Tuy nhiên, nếu cần thiết có thể pha thêm 20% nước sạch cho lớp sơn đầu tiên. Để có bề mặt đẹp, những lớp sơn sau không nên thêm nước.
- Bề mặt khi sơn phải sạch, khô, không dính dầu mỡ, tạp chất, phấn hoặc các mảng sơn bị bong tróc.
- Phun nước thật mạnh để lọai bỏ các phần sơn thừa, bụi, chất bẩn, tảo hay nấm mốc.
- Đối với bề mặt tường đã sơn hoặc tường mới, cần sử dụng một lớp sơn lót nội thất Seamaster Acryseal và hai lớp 
        phủ Seatex Fight Mould.
- Ðể xa tầm tay trẻ em

PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Sử dụng cọ, rulô hoặc súng phun   
  •     Khả năng chống nấm và tảo gấp đôi
  •     Bề mặt mờ
  •     Không ố vàng

 


Tổng đại lý sơn Seamaster ở Sài gòn

Popular Posts

Popular Posts